Hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ hai
Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ 19- đầu thế kỉ 20
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 7 Trang 48:Hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ hai. Vì sao Quốc tế thứ hai tan rã?
Trả lời
Hoàn cảnh ra đời:
- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, phong trào công nhân ở các nước Âu-Mĩ tiếp tục phát triển.
- Sự phát triển của phong trào công nhân khiến cho giới chủ lo sợ, tìm mọi cách đàn áp...
- Sự ra đời của hàng loạt các tổ chức công nhân ở các nước. Ví dụ như: Đảng xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng công nhân Pháp (1879)...
→ Trong bối cảnh đó, yêu cầu bức thiết đặt ra là: phải thành lập một tổ chức quốc tế mới để lãnh đạo phong trào công nhân thế giới. Ngày 14/7/1889, gần 400 đại biểu của 22 nước họp hội nghị tại Pa-ri, tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.
Nguyên nhân Quốc tế thứ hai tan rã:
- Từ những thập kỉ cuối của thế kỉ XIX, trong nội bộ Quốc tế thứ hai đã có sự phân hóa thành hai bộ phận:
+ Bộ phạn thứ nhất: đi theo khuynh hướng cách mạng, kiên trì bảo vệ học thuyết Mác, kiên quyết đấu tranh chống lại ách thống trị của giai cấp tư sản...
+ Bộ phận thứ hai: đi theo khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa, phủ nhận tính đúng đắn của học thuyết Mác, thỏa hiệp với giai cấp tư sản...
→ Sự thiếu nhất trí về đường lối, tư tưởng, chia rẽ về tổ chức là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tan rã của quốc tế thứ hai (năm 1914).