Trong phòng thí nghiêm, bạn em khảo sát thí nghiệm dùng dung dịch HCL dư tác dụng với một khối lượng nhỏ FeS
SBT Hóa lớp 10 Bài 32: Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit
Giải bài 32.7 trang 70 SBT Hóa lớp 10 chi tiết trong bài học Bài 32: Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit giúp học sinh biết cách làm bài tập Hóa 10.
Bài 32.7 trang 70 Sách bài tập Hóa học 10: Trong phòng thí nghiêm, bạn em khảo sát thí nghiệm dùng dung dịch HCL dư tác dụng với một khối lượng nhỏ FeS. Cứ sau một khoảng cách thời gian là 20 giây, bạn em lại ghi thể tích khí thoát ra. Kết quả ghi được như sau (xem bảng) :
Thời gian (giây) | Thể tích H2S (cm3) | Thời gian (giây) | Thể tích H2S (cm3) |
0 20 40 60 80 | 0 27 49 68 83 | 100 120 140 160 180 | 93 99 100 100 100 |
a) Viết PTHH của phản ứng.
b) Vẽ đồ thị biểu diễn thể tích khí H2S thu được (trên trục tung) theo thời gian (trên trục hoành).
c) Hãy dùng đồ thị để tìm :
- Thể tích khí H2S thu được ở thời điểm 50 giây.
- Khoảng cách thời gian nào thì phản ứng xảy ra nhanh nhất ? chậm nhất ?
- Thời gian là bao nhiêu giây kể từ khi phản ứng xảy ra cho đến khi phản ứng kết thúc ?
d) Em hãy phác hoạ trên đồ thị này một đồ thị biểu diễn thể tích khí H2S thu được, nếu bạn em thay bằng dung dịch HCL khác có cùng thể tích nhưng có nồng độ cao hơn.
Lời giải:
a) PTHH: FeS + 2HCl → FeCl2 + H2
b) Đồ thị biểu diễn khí H2S sinh ra :
c) Căn cứ vào đồ thị, ta biết:
- Thể tích khí H2S thu được ở thời điểm 50 giây khoảng 58 cm3
- Trong, khoảng 20 giây đầu, phản ứng xảy ra nhanh nhất (đường cong có độ dốc lớn nhất). Khoảng thời gian 20 giây từ giây thứ 120 đến 140, phản ứng xảy ra chậm chất (đường cong có độ dốc nhỏ nhất).
- Phản ứng kết thúc ở giây thứ 140.
d) Nếu thay dung dịch HCl có nồng độ cao hơn thì đường cong sẽ có độ dốc lớn hơn, phản ứng sẽ kết thúc nhanh hơn, nhưng thể tích khí H2S hu được là không đổi. Trên đồ thị, đường cong này được biểu diễn bằng đường đứt nét.