Khi cho oxit của một kim loại hoá trị n tác dụng với dung dịch NHO3 dư thì tạo thành 34,0 g
Bài 9: Axit nitric và muối nitrat
Giải bài 8 trang 15 SBT Hóa 11 Bài 9: Axit nitric và muối nitrat giúp học sinh biết cách làm bài tập trong SBT Hóa 11.
Bài 9.8 trang 15 Sách bài tập Hóa học 11: Khi cho oxit của một kim loại hoá trị n tác dụng với dung dịch NHO3 dư thì tạo thành 34,0 g muối nitrat và 3,6 g nước (không có sản phẩm khác). Hỏi đó là oxit của kim loại nào và khối lượng của oxit kim loại đã phản ứng là bao nhiêu ?
Lời giải:
Phản ứng chỉ tạo ra muối nitrat và nước, chứng tỏ n là hoá trị duy nhất của kim loại trong oxit. Đặt công thức của oxit kim loại là M2On và nguyên tử khối của M là A.
Phương trình hoá học :
M2On + 2nHNO3 → 2M(NO3)n + nH2O (1)
Theo phản ứng (1), khi tạo thành 1 mol [tức (A + 62n gam)] muối nitrat thì đồng thời tạo thành 0,5 mol (tức 9n gam) nước.
(A + 62n) gam muối nitrat - 9n gam nước
34 gam muối nitrat - 3,6 gam nước
Ta có tỉ lệ:
Giải phương trình được A = 23n. Chỉ có nghiệm n = 1, A = 23 là phù hợp. Vậy kim loại M trong oxit là natri.
Phản ứng giữa Na2O và HNO3:
Na2O + 2HNO3 → 2NaNO3 + H2O (2)
Theo phản ứng (2) :
Cứ tạo ra 18 gam H2O thì có 62 gam Na2O đã phản ứng
Vậy tạo ra 3,6 gam H2O thì có x gam Na2O đã phản ứng