Những bức tranh cổ thường được vẽ bằng bột “trắng chì” có công thức là
SBT Hóa học 12 Bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc
Giải bài 10 trang 89 SBT Hóa học 12 chi tiết trong bài học Bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc giúp học sinh biết cách làm bài tập Hóa 12.
Bài 36.10 trang 89 Sách bài tập Hóa học 12: Những bức tranh cổ thường được vẽ bằng bột “trắng chì” có công thức là Pb(OH)2.PbCO3, lâu ngày thường bị xám đen. Để phục hồi những bức tranh đó người ta phun lên bức tranh nước oxi già H2O2, bức tranh sẽ trắng trở lại. Viết phương trình hoá học của phản ứng để giải thích việc làm trên.
Lời giải:
Pb(OH)2.PbCO3 lâu ngày tác dụng dần với khí H2S cò trong không khí tạo ra PbS màu đen:
Pb(OH)2 + H2S →PbS↓+ 2H2O
Phun dung dịch H2O2 sẽ làm cho PbS chuyển thành PbSO4 màu trắng:
PbS + 4H2O2 → PbSO4↓ + 4H2O.