So sánh sự ăn mòn hoá học với sự ăn mòn điện hoá học
SBT Hóa học 12 Bài 20: Sự ăn mòn kim loại
Giải bài 14 trang 45 SBT Hóa học 12 chi tiết trong bài học Bài 20: Sự ăn mòn kim loại giúp học sinh biết cách làm bài tập Hóa 12.
Bài 20.14 trang 45 Sách bài tập Hóa học 12: So sánh sự ăn mòn hoá học với sự ăn mòn điện hoá học.
Lời giải:
Phân loại | Ăn mòn hóa học | Ăn mòn điện hóa |
Điều kiện xảy ra ăn mòn | Thường xảy ra ở những thiết bị lò đốt hoặc những thiết bị thường xuyên phải tiếp xúc với hơi nước và khí oxi | Các điện cực phải khác nhau, có thể là cặp hai kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại - phi kim hoặc cặp kim loại - hợp chất hóa học (như Fe3C). Trong đó kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn sẽ là cực âm. - Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn, các điện cực phải tiếp xúc với dung dịch chất điện li. |
Cơ chế của sự ăn mòn | Thiết bị bằng Fe tiếp xúc với hơi nước, khí oxi thường xảy ra phản ứng: 3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2↑ 3Fe + 2O2 → Fe3O4 | - Sự ăn mòn điện hóa một vật bằng gang (hợp kim Fe- C) (hoặc thép) trong môi trường không khí ẩm có hòa tan khí CO2, SO2, O2... sẽ tạo ra một lớp dung dịch điện li phủ bên ngoài kim loại. - Tinh thế Fe (cực âm), tinh thể C là cực dương. Ở cực dương: xảy ra phản ứng khử: 2H+ + 2e → H2 ; O2 + 2H2O + 4e → 4OH- Ở cực âm: xảy ra phản ứng oxi hóa: Fe → Fe2+ + 2e Những Fe+ tan vào dung dịch chứa oxi → Fe3+ và cuối cùng tạo gỉ sắt có thành phần Fe2O3.nH2O |
Bản chất của sự ăn mòn | Là quá trình oxi hóa - khử, trong đó các e của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường, ăn mòn xảy ra chậm | Là sự ăn mòn kim loại do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện. Mòn điện hóa xảy ra nhanh hơn ăn mòn hóa học. |