Để khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã
Bài 10: Các nước Tây Âu
1. (trang 35 Sách bài tập Lịch Sử 9): Để khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã
A. Quốc hữu hoá các xí nghiệp
B. Thực hiện cải cách ruộng đất
C. Nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “ kế hoạch Phục Hưng Châu Âu”
D. Đẩy mạng buôn bán với các nước Tây Âu.
Đáp án C
2. (trang 36 Sách bài tập Lịch Sử 9): Để nhận viện trở từ Mĩ các nước Tây Âu phải
A. Liên kết lại với nhau
B. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và nhan dân lao động
C. Tuân theo những điều kiện do Mĩ đặt ra
D. Sử dụng viện trợ của Mĩ vào phát triển kinh tế
Đáp án C
3. (trang 36 Sách bài tập Lịch Sử 9): Điểm nổi bật của chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước XHCN
B. Ủng hộ phong trào đấu tranh vì hoà bình của nhân dân lao động thế giới
C. Ngoại giao mềm mỏng, tập trung vào xây dựng và phát triển kinh tế
D. Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị đối với các nước thuộc địa trước đây.
Đáp án D
4. (trang 36 Sách bài tập Lịch Sử 9): Trong bố cảnh “chiến tranh lạnh” gay gắt giữa hai phe các nước Tây Âu đã
A. Tham ra khối quân sự NATO do Mĩ thiết lập ra để chống lại Liên Xô và các nước XHCN.
B. thực hiện chính sách trung lập, không chạy đua vũ trang
C. đấu tranh đòi quân Mĩ phải giải trừ quân bị
D. thành lập khối liên minh quân sự riêng để chống lại Mĩ và các nước XHCN.
Đáp án A
5. (trang 36 Sách bài tập Lịch Sử 9): Nước Đức thống nhất vào thời điểm
A. Tháng 9-1949 B. Tháng 10-1949
C. Tháng 9-1990 D. Tháng 10-1990
Đáp án D
6. (trang 36 Sách bài tập Lịch Sử 9): Sự kiện mở đầu đánh dấu sự liên kết kinh tế giữa các nước Tây Âu là
A. Sự thành lập “ cộng đồng kinh tế Châu Âu”
B. Sự thành lập “ cộng đồng than thép- Châu Âu”
C. Sự thành lập “ cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu”
D. Sự thành lập “ Cộng đồng Châu Âu”
Đáp án B