Công thức tính số bội giác của kính lúp G = Đ/f ( với D là khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận
Bài 32: Kính lúp
Bài 32.1 trang 89 Sách bài tập Vật Lí 11: Công thức tính số bội giác của kính lúp G = Đ/f ( với D là khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận; f là tiêu cự của kính) dùng được trong trường hợp nào
A. Mắt cận ngắm chừng ở điệm cực cận
B. Mắt tốt (không có tật) ngắm chừng ở điểm cực cận
C. Mắt cận ngắm chừng ở điệm cực viễn
D. Mắt tốt ngắm chừng ở điểm cực viễn
Lời giải:
Đáp án D
Xét các yếu tố sau khi quan sát một vật qua kính lúp :
(1) Tiêu cự của kính lúp.
(2) Khoảng cực cận OCc của mắt.
(3) Độ lớn của vật.
(4) Khoảng cách từ mắt đến kính.
Hãy chọn đáp án đúng ở các câu hỏi 32.2 và 32.3
Bài 32.2 trang 89 Sách bài tập Vật Lí 11: Số bội giác của kính lúp ngắm chừng ở vô cực phụ thuộc các yếu tố nào ?
A. (1) + (2). B.(1) + (3)
C. (2) + (4). D.(1) + (2) + (3) + (4).
Lời giải:
Đáp án A
Bài 32.3 trang 89 Sách bài tập Vật Lí 11: Số bội giác của kính lúp ngắm chừng ở điểm cực cận không phụ thuộc (các) yếu tố nào?
A.(1) B.(3).
C. (2) + (3). D. (2) + (3) + (4).
Lời giải:
Đáp án B
Bài 32.4 trang 90 Sách bài tập Vật Lí 11: Trong trường hợp ngắm chừng nào thì số bội giác của kính lúp tỉ lệ nghịch với tiêu cự ?
A. Ở vô cực. B. Ở điểm cực viễn nói chung,
C. Ở điểm cực cận. D. Ở vị trí bất kì.
Lời giải:
Đáp án A
Bài 32.5 trang 90 Sách bài tập Vật Lí 11: Một kính lúp có ghi 5x trên vành của kính. Người quan sát có khoảng cực cận OCc = 20 cm ngắm chừng ở vô cực để quan sát một vật.
Số bội giác của kính có trị số nào ?
A. 5. B. 4. C. 2. D. Khác A, B, C.
Lời giải:
Đáp án B