Một cục nước đá được thả nổi trong một cốc đựng nước. Chứng minh răng khi nước đá tan hết


SBT Vật Lí 8 Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét trang 33

Giải bài 11 trang 33 sách bài tập Vật Lí lớp 8 chi tiết trong bài học Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét giúp học sinh biết cách làm bài tập Vật Lí 8.

Bài 10.11 (trang 33 Sách bài tập Vật Lí 8) : Một cục nước đá được thả nổi trong một cốc đựng nước. Chứng minh răng khi nước đá tan hết thì mực nước trong cố không thay đổi.

Lời giải:

Gọi P1 là trọng lượng của cục nước đá khi chưa tan, V1 là thể tích của phần nước bị cục nước đá chiếm chỗ, dn là trọng lượng riêng của nước, FA là lực đẩy Ác – si –mét tác dụng lên nước đá khi chưa tan.

Pd = FA = V1 × dn => V1 = Pd / dn (1)

Gọi V2 là thể tích của nước do cục nước đá tan hết tạo thành, P2 là trọng lượng của lượng nước trên, ta có: V2 = P2 / dn

Vì khối lượng của cục nước đá và khối lượng của lượng nước do cục nước đá tan hết tạo thành phải bằng nhau, nên:

P2 = Pđ và V2 = P2 / dn (2)

Từ (1) và (2) ⇒ V1 = V2. Thể tích của phần nước đá chiếm chỗ đúng bằng thể tích của nước trong cốc nhận được khi nước đá tan hết. Do đó mực nước trong cốc không thay đổi.

Xem thêm các bài Giải sách bài tập Vật Lí 8 khác: