Vì sao trong một số đồ chơi: Ô tô, xe lửa, máy bay không chạy bằng dây cót hay pin
SBT Vật Lí 8 Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính trang 18
Giải bài 14 trang 18 sách bài tập Vật Lí lớp 8 chi tiết trong bài học Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính giúp học sinh biết cách làm bài tập Vật Lí 8.
Bài 5.14 (trang 18 Sách bài tập Vật Lí 8): Vận dụng quán tính để giải thích một số hiện tượng sau:
a) Vì sao trong một số đồ chơi: Ô tô, xe lửa, máy bay không chạy bằng dây cót hay pin. Trong đó, chỉ có một bánh “đà” khối lượng lớn gắn với bánh xe bằng hệ thống bánh răng. Muốn xe chuyển động chỉ cần xiết mạnh bánh xe xuống mặt sàn vài lần làm bánh “đà” quay rồi buông tay. Xe chạy khá lâu và chỉ dừng lúc bánh “đà” ngừng quay.
b) Vì sao các vận động viên nhảy dù, nhảy cao, nhảy xa lúc tiếp đất chân đều khuỵu xuống?
c) Vì sao khi ngồi trên máy bay lúc cất cánh hoặc hạ cánh, ngồi trên ô tô đang phóng nhanh phải thắt dây an toàn.
d) Vì sao khi lưỡi cuốc, xẻng, đầu búa bị lỏng cán, người ta chỉ cần gõ mạnh đầu cán còn lại xuống sàn?
Lời giải:
a) Do bánh đà có khối lượng lớn nên có quán tính lớn.
b) Khi tiếp đất chân chạm đất sẽ dừng lại ngay nhưng người còn tiếp tục chuyển động theo quán tính nên các vận động viên đều phải khuỵu chân để dừng lại một cách từ từ.
c) khi ngồi trên máy bay lúc cất cánh hoặc hạ cánh, ngồi trên ô tô đang phóng nhanh vận tốc của người bị thay đổi đột ngột. Do quán tính người không thể đổi hướng chuyển động ngay và tiếp tục chuyển động như cũ nên phải thắt dây để đảm bảo an toàn.
d) Khi ta đóng mạnh đầu cán xuống sàn thì cán búa và đầu búa đều chuyển động đi xuống. Cán búa chạm đất thì dừng lại đột ngột khi đó lưỡi cuốc, xẻng hay đầu búa vẫn chuyển động xuống do có quán tính nên đầu búa lún sâu vào cán búa làm cho búa chắc hơn.