Giáo án Địa Lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Giáo án Địa Lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Hiểu dược sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH).
- Trình bày được các thay đổi trong cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta trong thời kì Đổi mới.
2. Kĩ năng:
- Biết phân tích các biểu đồ và các bảng số liệu về cơ cấu kinh tế.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ (cơ cấu kinh tế).
3. Năng lực:
- Thấy được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng tích cực.
4 . Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Hợp tác; Sử dụng ngôn ngữ; Giai quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ , BSL, Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Phóng to biểu đồ: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990 - 2005 (hình 20.1)
- Phóng to bảng số liệu: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở thực hành của học sinh.
2. Nội dung bài mới:
- GV đặt câu hỏi: Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có chuyển biến ra sao? Sự chuyển biến đó được thể hiện ở những lĩnh vực nào. Sau khi HS trả lời GV dẫn dắt tìm hiểu nội dung của bài.
- Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng nhanh. Đó là những thành tựu hết sức quan trọng trong thời kì Đổi mới, là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu trong các chỉ tiêu phát triển kinh tế. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tầm quan trọng của vấn đề tăng trưởng kinh tế, những thành tựu và những tồn tại của tăng trưởng kinh tế nước ta.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
---|---|
Hoạt động 1: Tìm hiểu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. (Cá nhân/ cặp). - Bước 1: + HS dựa vào hình 20. 1 (Biểu đồ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990 – 2005) Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế. + HS dựa vào và bảng 20.1 (Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp) Hãy cho biết xu hướng chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế. - Bước 2: HS trả lời, chuẩn kiến thức. |
1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế : - Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trong khu vực I và III. - Trong nội bộ từng ngành: + KV I: Giảm nông nghiệp tăng thủy sản, giảm trồng trọt tăng chăn nuôi. + KV II: Chuyển dịch cơ cấu ngành và đa dạng hóa sp, tăng CN chế biến giảm CN khai thác. + KV III: Phát triển kết cấu hạ tầng: Viễn thông, đầu tư, tài chính và đô thị. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế. (Cá nhân/ lớp) - Bước 1: HS dựa vào bảng 20.2 : + Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế. + Cho biết chuyển dịch đó có ý nghĩa gì ? - Bước 2: HS trình bày, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. |
2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế : - Kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo. - Kinh tế tư nhân ngày càng tăng. - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế. (Nhóm) - Bước 1: + GV chia nhóm và giao việc cụ thể. + Các nhóm dựa vào SGK, nêu những biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ. . - Bước 2: Đại diện một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, GV giúp HS chuẩn kiến thức. |
3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế: - Nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp. - Công nghiệp: hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn. …. - Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: + VKT trọng điểm phía Bắc. + VKT trọng điểm miền Trung. + VKT trọng điểm phía Nam. |
IV. ĐÁNH GIÁ :
Câu 1 : Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững không chỉ đòi hỏi nhịp độ phát triển cao mà quan trọng hơn là :
A. Phải có cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và lãnh thổ.
B. Thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
C. Tập trung phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
D. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP :
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 trang 86 sgk.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………