Giáo án Lịch Sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (tiết 2)
Giáo án Lịch Sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có bước phát triển mới.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng
Bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức phản kháng dân tộc do sự xâm lược và thống trị của các nước đế quốc .
3. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử trong bối cảnh cụ thể của đất nước và quốc tế.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của Giáo viên
Sưu tầm chân dung một số nhà hoạt động yêu nước cách mạng tiêu biểu, thống kê các cuộc bãi công của công nhân.
2. Chuẩn bị của học sinh
Đọc trước bài.
III. Phương pháp dạy học
Phân tích, đánh giá các sự kiện lịch
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Những chuyển biến mới về kinh tế, xã hội ở Việt Nam sau CTTG I?
3. Bài mới
- Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động đến Việt Nam như thế nào?
- Phong trào yêu nước Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có bước phát triển mới ra sao?
Các hoạt động của GV-HS | Kiến thức cơ bản |
---|---|
? Em có nhận xét gì về mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc? Thái độ chính trị của họ? HS suy nghĩ trả lời, GV chốt ý: - Mục tiêu chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế. - Thái độ chính trị không kiên định, khi Pháp nhượng bộ thì thoả hiệp.
GV yêu cầu HS theo dõi SGK, về pt đấu tranh của giai cấp tiểu tư sản và công nhân.
HS tóm tắt nội dung GV chốt ý, nhấn mạnh sự kiện 8/1925 ở Sài Gòn – đánh dấu sự chuyển biến của PTCN từ "tự phát" lên "tự giác" ». GV nêu vấn đề: trong bối cảnh các pt yêu nước thất bại, thì những hoạt động của Nguyễn Ai Quốc tác động như thế nào đến cách mạng Việt Nam. GV nêu câu hỏi: ? Nêu hiểu biết của em về NAQ và quá trình ra đi tìm đường cứu nước? - GV Tích hợp Những hoạt động của NAQ 1919-1925 → Vượt khó khăn để tìm đường cứu nước Gv- Sau nhiều năm buôn ba, cuối 1917 Nguyễn Tất Thành trở về Pháp, - Trình bày những hoạt động của NAQ tại Pháp và Liên Xô . Những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối CMVN? Công lao đối CMVN? GV. ⇒ + 1917-1920: Bác tìm ra con đường cứu nước, con dường cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác-lê-nin + 1920-1924: bác truyền bá chủ nghĩa Mác-lê-nin về nước, chẩn bị về chính trị, tư tưởng cho việc thành lập một chính Đảng ở Việt Nam |
II Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 1 Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam ở nước ngoài (HS đọc thêm) 2. Hoạt động của tư sản dân tộc, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam * Về hoạt động của tư sản dân tộc và tiểu tư sản: - Tư sản + Mở cuộc vận động tẩy chay hàng ngoại, dùng hàng nội. + Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất cảng gạo ở Nam Kì. + Tư sản và địa chủ Nam Kì thành lập Đảng Lập hiến (1923). ⇒ Đòi quyền lợi về kinh tế cho giai cấp mình, dễ thỏa hiệp không triệt để - Tiểu tư sản, + Thành lập một số tổ chức chính trị như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên. + Sáng lập nhiều tờ báo ra đời như An Nam trẻ, Người nhà quê, Chuông rè… + Hoạt động mít tinh biểu tình, bãi khóa. Sự kiện nổi bật là đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925), cuộc truy điệu và để tang Phan Châu Trinh (1926). ⇒ Đấu tranh sôi nổi, hăng hái, quyết liệt. Lôi kéo được các tầng lớp khác tham gia, * Về phong trào công nhân : + Số cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng nhiều hơn, + Thành lập công hội ( bí mật) Công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn do Tôn Đức Thắng lãnh đạo. + Tháng 8-1925, công nhân xưởng đóng tàu Ba Son bãi công, phản đối Pháp đưa lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc, đánh dấu bước chuyển biến mới của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác. ⇒ Mang tính tự phát, còn lẻ tẻ, nặng về đòi quyền lợi kinh tế. 8-1925 chuyển từ tự phát sang tự giác 3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc - Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, năm 1919 gia nhập Đảng Xã hội Pháp. - Tháng 6 -1919, với tên mới Nguyễn Ái Quốc. Người gửi tới Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho dân tộc Việt Nam. - Tháng 7 - 1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, từ đó Người quyết tâm đi theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga. - Tháng 12-1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp, Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. - Năm 1921, cùng với một số người khác sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc. - Người tham gia sáng lập báo Người cùng khổ, viết bài cho báo Nhân đạo, đặc biệt biên soạn cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp. - Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc đi Liên Xô dự Hội Nghị Quốc tế Nông dân (10-1923), - 1924 Bác dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. - Ngày 11-11-1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. |
4. Củng cố
- Hoạt động của NAQ từ 1919-1925 .Công lao đầu tiên của Nguyễn ái Quốc với cách mạng Việt Nam.
5. Dặn dò
Về nhà học bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị trước bài mới.