Giáo án Lịch Sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ (tiết 2)
Giáo án Lịch Sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ (tiết 2)
Link tải Giáo án Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nắm được những nét lớn về quá trình giành độc lập dân tộc ở các quốc gia Đông Nam Á.
- Các giai đoạn, thành tựu xây dựng đất nước ở các nước khu vực Đông Nam Á.
- Khái quát phong trào đấu tranh giành độc lậpvà thành tựu xây dựng đất nước ở Ấn Độ.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng
- Nhận thức được tính tất yếu của pt đấu tranh giành độc lập, sự xuất hiện các quốc gia độc lập.
- Sự hội nhập kinh tế khu vực ĐNÁ mang tính tất yếu (ASEAN) đánh giá khách quan những thành tựu xây dựng đất nước ở các nước ĐNÁ và Ấn Độ.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện khả năng khái quát, tổng hợp các vấn đề trên cơ sở các sự kiện tiêu biểu.
- Khả năng tư duy, phân tích, so sánh các sự kiện, sử dụng bản đồ…
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của Giáo viên
Lược đồ châu Á, ĐNÁ, Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Chuẩn bị của học sinh
Tranh ảnh tư liệu về Ấn Độ và Đông Nam Á.
III. Phương pháp dạy học
Phân tích, so sánh các sự kiện, sử dụng bản đồ
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Sự ra đời của các quốc gia ở Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
3. Bài mới
GV khái quát tình hình châu Á sau chiến tranh, trong bối cảnh quốc tế thuận lợi dẫn đến sự biến đổi ở ĐNÁ và Ấn Độ trên mọi lĩnh vực.
Hoạt động của GV-HS | Kiến thức cơ bản cần nắm |
---|---|
? Hoàn cảnh ra đời của Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN)?
GV nhật xét.
GV. - 1967 – 1975, là một tổ chức non yếu, hoạt động rời rạc.
- 1976 – nay: tại hội nghị Bali (2/1976) đã đề ra mục tiêu: xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo nên một cộng đồng ĐNÁ hùng mạnh, tự lực tự cường. - Thời kỳ đầu, ASEAN có chính sách đối đầu với các nước ĐD, song đến cuối thập niên 80 khi vấn đề CPC được giải quyết, mối quan hệ đó đã chuyển từ “đối đầu” sang “đối thoại”và hợp tác. - 1/1984, Brunây; 7/1995, Việt Nam; 7/1997, Lào và Myanma; 4/1999, CPC gia nhập. Vai trò: ASEAN ngày càng trở thành tổ chức hợp tác toàn diện, trên mọi lĩnh vực ở ĐNÁ tạo nên một khu vực hoà bình, ổn định và phát triển).
GV dùng bản đồ thế giới và bản đồ Ấn Độ, yêu cầu học sinh thảo luận (2 nhóm):
? Khái quát phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
? Những thành tựu cơ bản trong thời kỳ xây dựng đất nước?
Gv chốt ý Ấn Độ là một trong những nước đề xướng Phong trào không liên kết |
I. 3 -Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN a. Hoàn cảnh - Xu thế chung của thế giới là xu thế hợp tác để phát triển.Các tổ chức liên kết khu vực ngày càng nhiều, điển hình là Liên minh Châu Âu... - Sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á xuất phát từ những nước nghèo ,kinh tế lạc hậu, nhu cầu hợp tác càng cao,là cấp thiết và để đối phó với âm mưu thủ đoạn quay lại khống chê ĐNA của các nước đế quốc. - Ngày 8 – 8 – 1967, tại Băng Cốc (Thái Lan) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập (ASEAN) gồm 5 nước: Thái Lan, Inđônêsia, Malaysia, Philippin, Singapore. b. Mục tiêu: - Hợp tác để phát triển kinh tế và văn hoá - Hợp tác để duy trì hoà bình và ổn định khu vực. c. Quá trình phát triển * 1967 – 1975: Là một tổ chức non yếu, hoạt động rời rạc. + Thành viên ít. + Sự hợp tác lỏng lẻo, chưa hiệu quả. + Uy tín trên quốc tế chưa cao. + Chưa duy trì được an ninh, ổn định khu vực * 1976 – nay: + Có nhiều chuyển biến quan trọng + 2-1976 Tại hội nghị Bali (In-đô-nê-xi-a) Hiệp ước thân thiện và hợp tác được ký kết đã đề ra nguyên tắc cơ bản: Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực đe dọa nhau; Giải quyết tranh chấp bằng hòa bình; Hợp tác có hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội... + ASEAN toàn ĐNA: Brunây (1984), Việt Nam (1995), Lào và Mianma (1997), Camphuchia (1999). + Thời kỳ đầu, ASEAN có chính sách đối đầu với các nước Đông Dương, song đến cuối thập niên 80 khi vấn đề Campuchia được giải quyết, mối quan hệ đó đã chuyển từ “đối đầu” sang “đối thoại” và hợp tác. + ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, văn hoá nhằm xây dựng một Cộng đồng ASEAN về kinh tế, an ninh và văn hoá vào năm 2015. II - ẤN ĐỘ a) Cuộc đấu tranh giành độc lập - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại đã diễn ra sôi nổi quyết liệt hơn và giành được những thắng lợi quan trọng - 15-8-1947 . Thực dân Anh phải nhượng bộ, nhưng lại trao quyền tự trị theo "phương án Maobơttơn". hai nhà nước tự trị Ấn Độ (hinđu) và Pakixtan ( đạo hồi) được thành lập. - Không thỏa mãn với quy chế tự trị, nhân dân Ấn độ tiếp tục đấu tranh. - Ngày 26-1-1950 Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập Nhà nước Cộng hoà. b) Công cuộc xây dựng đất nước (1950-2000) * Kinh tế: - Nông nghiệp: Nhờ tiến hành cuộc "cách mạng xanh" Ấn Độ đã tự túc được lương thực và xuất khẩu gạo (từ 1995 thứ 3 TG)). - Công nghiệp: sản xuất máy bay, tàu thủy, xe hơi, đầu máy xe lửa… và điện hạt nhân (đứng thứ 10 những nước SXCN lớn nhất thế giới, những năm 80). Tốc độ tăng trưởng GDP năm 1995 là 7,4%. - Khoa học – kĩ thuật: là cường quốc công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ (1974 thử thành công bom nguyên tử, 1975 phóng vệ tinh nhân tạo…) * Đối ngoại: + Ấn Độ theo đuổi chính sách hoà bình trung lập tích cực, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc. + 7-1-1972 Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với VN |
4. Củng cố
Sự ra đời và phát triển ASEAN?
Nhớ các mốc phát triển của Ấn Độ
5. Dặn dò
- Học và đọc bài theo câu hỏi sgk. Làm BT, đọc bài 5.