Giáo án Lịch Sử 9 Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX (tiết 2)
Giáo án Lịch Sử 9 Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài, học sinh
- Biết được tình hình các nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Biết được sự thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và những thành tựu chính.
- Xác định tên các nước dân chủ nhân dân Đông Âu trên lược đồ. Hiểu được những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng.
2. Thái độ
- Khẳng định những đóng góp to lớn của các nước Đông Âu trong việc xây dựng hệ thống XHCN thế giới, biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân các nước Đông Âu đối với sự nghiệp cách mạng nước ta.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế cho HS.
3. Kĩ năng
- Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định vị trí của tứng nước Đông Âu.
- Biết khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử để đưa ra nhận xét của mình.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Rút ra bài học kinh nghiệm qua công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh và những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Đông Âu và những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng.
II. Phương pháp dạy học
Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …
III. Phương tiện
- Ti vi.
- Máy vi tính.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tư liệu, tranh ảnh về Đông Âu sau CTTG thứ hai, bản đồ các nước Đông Âu, bản đồ thế giới.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Đông Âu sau CTTG thứ hai.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: (linh động)
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là tình hình các nước Đông Âu sau chiến tranh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: GV trực quan hình 2 trang 6. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Xác định đây là khu vực nào? Em hãy chỉ rõ vị trí của khu vực đó?
- Dự kiến sản phẩm: Đó là khu vực Đông Âu. HS chỉ lược đồ.
Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: “Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã sản sinh ra một nước chủ nghĩa xã hội duy nhất là Liên Xô, còn chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã có những nước XHCN nào ra đời? Quá trình xây dựng CNXH ở các nước này diễn ra và đạt kết quả ra sao?
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: 1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
- Mục tiêu: Biết được tình hình các nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 15 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV & HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chia thành 6 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 SGK (4 phút), thảo luận và trả lời câu hỏi: + Nhóm lẻ: Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh nào? + Nhóm chẵn: Để hoàn thành cuộc CMDCND, các nước Đông Âu đa thực hiện những nhiệm vụ gì? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: ? Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh nào? - Trước chiến tranh TG thứ hai..................giành chính quyền. ? Trình bày sự ra đời của các nước dcnd Đông Âu? - Ba lan 7/1944.Ru ma ni 8/1944......... GV phân tích thêm: Hoàn cảnh ra đời nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức. Giáo viên tóm lược những nội dung cần ghi nhớ. ? Để hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu cần tiến hành những công việc gì? - Những việc cần làm trên các mặt sau: Về mặt chính quyền? Cải cách ruộng đất? Công nghiệp … Quan sát hình 2 – SGK, xác định tên các nước dân chủ nhân dân Đông Âu trên lược đồ. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
- Trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân ở hầu hết các nước Đông Âu tiến hành cuộc đấu tranh chống phát xít và đã giành được thắng lợi: giải phóng đất nước, thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân (Ba Lan tháng 7 1944, Tiệp Khắc 5 – 1945,...). - Nước Đức bị chia cắt, với sự thành lập nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức (9 1949), Cộng hoà Dân chủ Đức (10 1949). - Từ năm 1945 đến năm 1949, các nước Đông Âu hoàn thành những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân: xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân, tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân,... |
2. Hoạt động 2. III. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
- Mục tiêu: Hiểu được những cơ sở hình thành hệ thống XHCN, hiểu được những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 17 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV & HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chia thành 6 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 SGK (4 phút), thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: ? Cơ sở hình thành hệ thống XHCN? ? Về quan hệ kinh tế văn hoá khoa học – kĩ thuật các nước XHCN có hoạt động gì? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: ? Cơ sở hình thành hệ thống XHCN? - Đều có ĐCS lãnh đạo. - Lấy CN Mác-Lênin làm nền tảng. - Cùng chung mục tiêu xây dựng CNXH - Sau CT2 hệ thống XHCN ra đời ? Về quan hệ kinh tế văn hoá khoa học – kĩ thuật các nước XHCN có hoạt động gì? GV hướng dẫn học sinh trình bày sự ra đời của khối Vác-xa-va và vai trò của khối Vác-xa-va. GV lấy ví dụ về mối quan hệ hợp tác giữa các nước trong đó có sự giúp đỡ Việt Nam. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. - Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và tiếp đó là công cuộc xây dựng CNXH ở các nước nay đã làm CNXH ngày càng mở rộng, đóng góp to lớn vào phong trào cách mạng thế giới. - Các tổ chức của hệ thống XHCN ra đời: Khối SEV và khối Vác-xa-va đã có vai trò to lớn trong việc củng cố và phát triển hệ thống XHCN. |
+ Cơ sở hình thành: - Đều có ĐCS lãnh đạo. - Lấy CN Mác-Lênin làm nền tảng. - Cùng chung mục tiêu xây dựng CNXH - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai hệ thống XHCN ra đời. - Ngày 8 – 1 – 1949 Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) ra đời. - 5 – 1955 tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va thành lập. |
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự ra đời các nước dân chủ nhân dân Đông Âu và sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
- Thời gian: 5 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1. Các nước Đông Âu tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở nào?
A. Là những nước tư bản phát triển.
B. Là những nước tư bản kém phát triển.
C. Là những nước phong kiến.
D. Là những nước bị xâm lược.
Câu 2. Đâu không phải là nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu?
A. Ban hành các quyền tự do dân chủ.
B. Tiến hành cải cách ruộng đất.
C. Quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn của tư bản.
D. Đi xâm lược nhiều thuộc địa.
Câu 3. Cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu đã làm gì để xóa bỏ sự bóc lột của địa chủ phong kiến đối vói nông dân?
A. Triệt phá âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của bọn phản động.
B. Cải cách ruộng đất.
C. Quốc hữu hóa xí nghiệp của tư bản.
D. Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
Câu 4. Sau khi hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu đã làm gì?
A. Tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa.
B. Tiến lên chế độ tư bản chủ nghĩa.
C. Một số nước tiến lên xã hội chủ nghĩa, một số nước tiến lên tư bản chủ nghĩa.
D. Một số nước thực hiện chế độ trung lập.
Câu 5. Các nước Đông Âu đã ưu tiên ngành kinh tế nào trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội?
A. Phát triển công nghiệp nhẹ.
B. Phát triển công nghiệp nặng.
C. Phát triển kinh tế đối ngoại.
D. Phát triển kinh tế thương nghiệp.
Câu 6. Khó khăn nào là lâu dài đối với cách mạnh xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu?
A. Tàn dư lạc hậu của chế độ cũ.
B. Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu so với các nước Tây Âu.
D. Sự bao vây của các nước đế quốc.
Câu 7. Nguyên nhân chính của sự ra đời liên minh phòng thủ Vác-Sa- va (14 – 5 – 1955) là
A. để tăng cường tình đoàn kết giữa Liên Xô và các nước Đông Âu.
B. để tăng cường sức mạnh của các nước XHCN.
C. để đối phó với các nước thành viên khối NATO.
D. để đảm bảo hòa bình và an ninh ở châu Âu.
Câu 8. Tổ chức Hiệp ước Phòng thủ Vác- sa-va mang tính chất là một tổ chức liên minh
A. kinh tế và phòng thủ quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.
B. phòng thủ về quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.
C. chính trị và kinh tế của các nước XHCN ở châu Âu.
D. phòng thủ về chính trị và quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.
Câu 9. Đâu là mặt hạn chế trong hoạt động của khối SEV?
A. "Khép kín cửa" không hòa nhập với nền kinh tế thế giới.
B. Phối hợp giữa các nước thành viên kéo dài sự phát triển kinh tế.
C. Ít giúp nhau ứng dụng kinh tế khoa học trong sản xuất.
D. Thực hiện quan hệ hợp tác, quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa.
- Dự kiến sản phẩm:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
ĐA | B | D | B | A | B | D | C | D | A |
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Rút ra được bài học kinh nghiệm qua công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh và những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Đông Âu và những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng.
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
? Em có nhận xét gì về sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu?
- Thời gian: 5 phút.
- Dự kiến sản phẩm
Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và tiếp đó là công cuộc xây dựng CNXH ở các nước nay đã làm CNXH ngày càng mở rộng, đóng góp to lớn vào phong trào cách mạng thế giới.
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Đông Âu sau CTTG thứ hai.
+ Liên hệ những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng.
+ Chuẩn bị bài mới
- Soạn trước bài 2: LX và các nước ĐÂ từ giữa những năm 70 đến đầu 90 của thế kỉ XX. Nắm được những nét chính về sự khủng hoảng và sự tan rã của Liên bang Xô viết (từ nửa sau những năm70 đến 1991) và của các nước XHCN ở Đông Âu. Đánh giá những thành tựu đạt được và một số sai lầm, hạn chế của LX và các nước XHCN Ở Đông Âu.