Giáo án Lịch Sử 9 Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học-kĩ thuật
Giáo án Lịch Sử 9 Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học-kĩ thuật
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài, học sinh
- Biết được những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
- Biết được những thành tựu về khoa học kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh. Quan sát hình 16 nhận xét về sự phát triển khoa học của Mĩ sau chiến tranh.
- Đánh giá được ý nghĩa, tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
- Nêu suy nghĩ về tình trạng ô nhiễm môi trường, có thể liên hệ với địa phương.
2. Thái độ
- Khẳng định được ý chí vươn lên không ngừng, sự phát triển không có giới hạn của trí tuệ con người. Nhờ đó, con người đã làm nên bao nhiêu thành tựu kì diệu.
- Tiếp tục nâng cao ý thức học tập, ý chí rèn luyện...
3. Kĩ năng
- Rèn luyện cho học sinh phương pháp tư duy, tổng hợp, phân tích, so sánh liên hệ được những kiến thức đã học ở thực tế.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Đánh giá được ý nghĩa, tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cách mạng khoa học - kĩ thuật. Nhận xét về sự phát triển khoa học của Mĩ sau chiến tranh.
+ Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về những thành tựu, tiến bộ của cách mạng khoa học – kĩ thuật.
+ Nêu suy nghĩ về tình trạng ô nhiễm môi trường, có thể liên hệ với địa phương.
II. Phương pháp dạy học
Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …
III. Phương tiện
- Ti vi.
- Máy vi tính.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh về những thành tựu về cuộc cách mạng KH-KT...
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về những thành tựu, tiến bộ của cách mạng khoa học – kĩ thuật.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: (linh động)
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận xét được sơ lược về về một số thành tựu cơ bản qua một số hình ảnh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: GV trực quan một số tranh ảnh về thành tựu của cuộc CM KH-KT trước đây và bây giờ. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em biết gì về những hình ảnh đó?
- Dự kiến sản phẩm
+ Sự khác nhau về sự tiến bộ của KH-KT trước đây và ngày nay.
Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Con người luôn đạt được các thành tựu mới để phục vụ cuộc sống đó là do sự phát triển không ngừng của khoa học-kĩ thuật và công nghệ. Các em cũng đã thấy và đã sử dụng những sản phẩm này và điều đó thể hiện như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: 1. Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học - kĩ thuật
- Mục tiêu: Biết được những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học - kĩ thuật và những thành tựu về khoa học kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh TG thứ hai, nhận xét về sự phát triển khoa học của Mĩ sau chiến tranh.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 15 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV & HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK mục 1 và mục 2 bài nước Mĩ. - Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận: + Nhóm 1: Trình bày những phát minh lớn trong lĩnh vực khoa học cơ bản. + Nhóm 2: Trình bày những phát minh lớn trong lĩnh vực công cụ sản xuất mới và nguồn năng lượng mới. + Nhóm 3: Trình bày những phát minh lớn trong lĩnh vực sáng chế ra vật liệu mới và trong nông nghiệp. + Nhóm 4: Trình bày những phát minh lớn trong lĩnh vực giao thông vận tải, thông tin liên lạc và chinh phục vũ trụ. + Nhóm 5: Trình bày những thành tựu về khoa học kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh TG thứ hai, nhận xét về sự phát triển khoa học của Mĩ sau chiến tranh. + Nhóm 6: Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về những thành tựu, tiến bộ của cách mạng khoa học – kĩ thuật và tham khảo thêm hình 24, 25, 26 – SGK để biết thêm về những thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật, nhận xét về tốc độ phát triển của nó. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày, phản biện. GV có thể cung cấp thêm tư liệu: - Rôbốt “ người máy” đảm nhận những công việc con người không đảm nhận được: làm việc dưới đáy biển , trong các nhà máy điện nguyên tử... - Giới thiệu Hình 25: Nhật Bản đã sử dụng năng lượng mặt trời rất phổ biến - Hiện nay, các nhà thiết kế đang nghiên cứu và chế tạo loại máy bay dùng động cơ tên lửa, bay ở độ cao 80 km với tốc độ 2 vạn km/giờ ( gọi là máy bay tên lửa) - Năm 1945, một lao động nông nghiệp nuôi được 14,6 người. Năm 1977 tăng lên 56 người. - Tàu hoả chạy tới 300 km/giờ (tới đích đúng giờ tuyệt đối) nếu sai trên 30 giây phải phạt tiền, loại này xuất hiện ở Nhật Bản, Anh, Pháp ... - Trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ: Vệ tinh nhân tạo 1957, con người bay vào vũ trụ 1961. Đặt chân lên Mặt trăng 1969. Với tốc độ phát triển của các ngành khoa học đã đưa con người du lịch vũ trụ. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
- Khoa học cơ bản: Toán học, Vật lí, Hoá học và Sinh học (cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính, bản đồ gen người,...). - Công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động,... - Nguồn năng lượng mới: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió,... - Vật liệu mới: pôlime (chất dẻo), những vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, siêu dẫn, siêu cứng,... - Tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp. - Những tiến bộ thần kì trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc. - Những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực du hành vũ trụ. * Nước Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai với nhiều thành tựu to lớn: sáng chế công cụ sản xuất mới, các nguồn năng lượng mới, vật liệu tổng hợp mới, "cách mạng xanh" trong nông nghiệp, trong giao thông liên lạc, chinh phục vũ trụ... |
2. Hoạt động 2. 2. Ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật
- Mục tiêu: Đánh giá được ý nghĩa, tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cách mạng khoa học - kĩ thuật. Nêu suy nghĩ về tình trạng ô nhiễm môi trường, có thể liên hệ với địa phương.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 15 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV & HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK. - Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận câu hỏi: + Nhóm 1,2: Đánh giá về ý nghĩa của cách mạng khoa học - kĩ thuật. + Nhóm 3,4: Đánh giá về tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cách mạng khoa học - kĩ thuật. + Nhóm 5,6: Nêu suy nghĩ về tình trạng ô nhiễm môi trường, có thể liên hệ với địa phương. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. * Giáo dục môi trường: Những vấn đề liên quan đến môi trường: nguồn năng lượng mới, vật liệu mới, CM xanh trong nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, chính phục vũ trụ. Ý thức bảo vệ MT khi mà công nghiệp phát triển, hậu quả của việc xử lí không tốt việc ô nhiễm MT do SX công nghiệp gây ra. Đấu tranh chống việc sử dụng các thành tựu KH –KT vào mục đích chiến tranh, phá huỷ MT, ảnh hưởng đới sống nhân dân. GV sơ kết bài học: Cho đến nay, trong lịch sử loài người đã diễn ra hai cuộc cách mạng kĩ thuật với quy mô toàn cầu. Cội nguồn dẫn tới hai cuộc CM kĩ thuật này đều bắt đầu từ những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người. - Cuộc CM KH-KT lần thứ hai đạt được nhiều thành tựu to lớn qúa sự mong đợi của loài người ở tất cả các lĩnh vực...Những thành tựu trên có ý nghĩa vô cùng to lớn, như một mốc chói loại trong lịch sử tiến hoá văn minh của loài người. |
- Ý nghĩa: Thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. - Tác động tích cực: Thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. - Hậu quả: chế tạo các loại vũ khí huỷ diệt, ô nhiễm môi trường, những tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới,... |
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cuộc cách mạng KH – KT lần thứ 2.
- Thời gian: 7 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1. Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai?
A. Mĩ.
B. Anh.
C. Pháp.
D. Nhật.
Câu 2. Thành tựu quan trọng nào của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?
A. Chinh phục vũ trụ.
B. “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
C. Thông tin liên lạc.
D. Tìm ra nguồn năng lượng mới.
Câu 3. Điểm khác biệt cơ bản giữa cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai với cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ nhất là gì?
A. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt đầu từ nghiên cứu khoa học.
B. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn.
C. Mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa vào các ngành khoa học cơ bản.
D. Mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa vào lực lượng sản xuất trực tiếp.
Câu 4. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Thời gian từ phát minh khoa học ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn. Đó là đặc điểm của
A. cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ nhất.
B. cách mạng công nghiệp.
C. cách mạng văn minh Tin học.
D. cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai.
Câu 5. Nhân loại đã trải qua hai cuộc cách mạng trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật đó là những cuộc cách mạng nào?
A. Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cách mạng khoa học kĩ thuật thế ki XX.
B. Cuộc cách mạng kĩ thuật thế kỉ XVIII vả cách mạng khoa hoc kĩ thuật thế kỉ XX.
C. Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ XX.
D. Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cuộc cách mạng công nghệ thế kỉ XX.
Câu 6. Nước nào mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ?
A. Mĩ.
B. Liên Xô.
C. Nhật.
D. Trung Quốc.
Câu 7. Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại dẫn đến một hiện tượng gì?
A. Sự đầu tư và khoa học cho lãi cao.
B. Sự bùng nổ thông tin.
C. Nhiều người đầu tư vào việc phát minh sáng chế.
D. Chảy máu chất xám.
Câu 8. Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai là
A. tạo ra một khối lượng hàng hoá đồ sộ.
B. đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.
C. thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
D. sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.
Câu 9. Đâu là hạn chế cơ bản nhất trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai?
A. Cách mạng khoa học kĩ thuật chế tạo vũ khí đẩy nhân loại trước một cuộc chiến tranh mới.
B. Nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân.
C. Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện có tính chất tàn phá, hủy diệt. Nạn ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật.
D. Nạn khủng bố, gây nên tình hình căng thẳng.
- Dự kiến sản phẩm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
ĐA | A | B | A | D | C | B | B | C | C |
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào đời sống và để bảo vệ môi trường.
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Sự phát triển của KH-KT đã tạo ta một khối lượng khổng lồ về vật chất và đi đôi với nó thì con người cũng tạo ra một “đống rác khổng lồ”.
1. Theo em, tác hại của rác đối với đời sống con người là gì?
2. Bản thân em làm gì để cho môi trường xanh sạch đẹp?
- Thời gian: 5 phút.
- Dự kiến sản phẩm
1. Rác gây ô nhiễm môi trường, các chất độc hại từ rác sẽ lẫn vào trong không khí gây mùi hôi thối khó chịu.
Rác cũng là nguồn gốc sinh ra các loại bệnh tật và được các loài nhện, bọ, ruồi, muỗi lan truyền cho con người tạo ra dịch bệnh.
Nguy hiểm hơn có những loại rác hóa học với kim loại nặng ngấm vào trong đất, thấm vào trong nước đi vào cơ thể con người thông qua đường ăn uống dẫn đến các loại bệnh nguy hiểm khó chữa trị…
- Rác làm mất mĩ quan môi trường.
2. - Không xả rác ra môi trường mà bỏ rác đúng nơi quy định.
- Tuyên truyên, nhắc nhở thậm chí đấu tranh với người xả rác bừa bãi.
- Các cấp chính quyền vừa tuyên truyền vừa có biện pháp xử phạt những người gây ô nhiễm môi trường.
……………………………………….
Phần này giáo viên nghe HS trình bày trước lớp và nhận xét. Đồng thời khuyến khích các em chia xẻ qua mail, qua Internet để nhiều học sinh được biết.
* GV giao nhiệm vụ cho HS
- Học bài cũ, soạn bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ 1945 đến nay.
- Soạn câu hỏi: Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?