Giáo án bài Ôn tập trang 55 - Giáo án Ngữ văn lớp 11
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giáo án bài Ôn tập trang 55 Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.
Giáo án bài Ôn tập trang 55 - Chân trời sáng tạo
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Kiến thức về văn bản nghị luận.
- Kiến thức về cách giải thích nghĩa của từ.
2. Về năng lực:
- Chỉ ra được yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận.
- Giải thích nghĩa của các từ ngữ.
3. Về phẩm chất:
- Tìm kiếm và xác định mục đích tương lai.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung các bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
- Khái quát, tổng hợp tri thức Ngữ văn.
b) Nội dung:
GV tổ chức trò chơi “Chiếc nón kì diệu”
c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được
- Xác định được kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: GV tổ chức trò chơi “Chiếc nón kì diệu”
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV chiếu hình ảnh, hướng dẫn luật chơi.
- HS quan sát, lắng nghe & trả lời câu hỏi.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS tham gia trò chơi dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV.
-Quan sát câu hỏi, suy nghĩ trả lời nhanh.
GV hướng dẫn HS quan sát và lắng nghe.
- Theo dõi Hs trả lời, ghi điểm.
B3: Báo cáo thảo luận
HS:
- Trả lời câu hỏi của GV.
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét (hoạt động trò chơi của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động ôn tập.
- Viết tên bài học, nêu mục tiêu chung của bài học và chuyển dẫn tri thức Ngữ văn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): HĐ nhóm Hoàn thành bảng danh sách các kiến thức đã học ở bài 1. - Trình bày sức hấp dẫn của tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận. - Tìm hiểu yếu tố thuyết minh, miêu tra, tự sự trong văn bản nghị luận. - Xác định nhan đề của văn bản nghị luận. + Trình bày khái niệm cách giải thích nghĩa của từ. B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thiện bảng mẫu. B3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày; Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung (Phần thuyết trình có thể thuyết trình kết hợp với các slile hoặc sapo) B4: Kết luận, nhận định (GV): - Đánh giá, nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức chuyển sang hoàn thiện phiếu học tập số 2. Nhận xét phần trình bày của các nhóm. |
1. Tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận Để làm nên sức hấp dẫn, thuyết phục của văn bản nghị luận, cần có những lí lẽ, bằng chứng thích hợp, chính xác, đầy đủ. Tính thuyết phục của lí lẽ thể hiện ở chỗ soi chiếu vấn đề trên nhiều khía cạnh, có những cơ sở vững chắc (từ lí thuyết và thực tiễn) để làm điểm tựa cho lập luận. Lí lẽ được lập luận một cách chặt chẽ, đảm bảo đủ cơ sở và kết luận. Tính thuyết phục của bằng chứng thể hiện ở việc lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ. Tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng còn thể hiện ở những cách biểu đạt độc đáo, ấn tượng, giàu tính hùng biện, nhằm tác động vào tư tưởng, tình cảm của người đọc. 2. Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn nghị luận - Các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự được đưa vào văn bản nghị luận giúp người đọc hình dung về luận đề, bằng chứng trong văn bản. Yếu tố thuyết minh cung cấp tri thức về nguồn gốc, cấu tạo, vai trò, ý nghĩa… của đối tượng cần bàn luận. Yếu tố miêu tả thể hiện các đặc điểm tính chất nổi bật của con người, con vật, đồ vật, cảnh sinh hoạt… Yếu tố tự sự thuật lại các sự việc liên quan đến luận đề, luận điểm, các bằng chứng trong văn bản. Các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận cần đáp ứng mục đích của văn bản là thuyết phục người đọc về ý kiến, quan điểm của người viết. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Ngữ Văn 11 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: