Giáo án bài Tiếp xúc với tác phẩm - Giáo án Ngữ văn lớp 11
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giáo án bài Tiếp xúc với tác phẩm Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.
Giáo án bài Tiếp xúc với tác phẩm - Kết nối tri thức
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Củng cố kiến thức về văn bản nghị luận.
- Hiểu được thông điệp văn bản.
2. Về năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
* Năng lực đặc thù
- Nhận biết luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng và các yếu tố bổ trợ trong văn bản.
3. Về phẩm chất
- Nhân ái, chan hòa thể hiện được thái độ, bài học của bản thân thông qua văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học
b. Nội dung:
- GV cho HS xem hình ảnh Thái Bá Vân và văn bản Tiếp xúc với tác phẩm.
c. Sản phẩm: Sự chuẩn bị của HS về tác giả - tác phẩm.
d. Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu câu hỏi, HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân
Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày ý kiến
Báo cáo thảo luận: Học sinh chia sẻ
Kết luận, nhận định: GV chốt ý và dẫn dắt vào bài học
2. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung, nghệ thuật của văn bản.
b. Nội dung: Đọc hiểu văn bản Tiếp xúc với tác phẩm.
c. Sản phẩm: Hệ thống kiến thức của văn bản.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của HS và GV |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 câu hỏi. - Nhóm 1: Nội dung các khái niệm đời sống vật thể và đời sống hình tượng được tác giả sử dụng trong văn bản. - Nhóm 2: Vấn đề giá trị chủ quan của tác phẩm. - Nhóm 3: Vai trò của người xem, người đọc trong việc giúp hình tượng nghệ thuật trường tồn. - Nhóm 4: Cách triển khai các luận điểm trong văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS tổ chức thảo luận theo nhóm. Bước 3: Báo cáo thảo luận Từng nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình. Bước 4: Kết luận, nhận định GV tổng kết, đưa ra kết luận |
1. Nội dung các khái niệm đời sống vật thể và đời sống hình tượng được tác giả sử dụng trong văn bản. - Đời sống vật thể: tồn tại vật thể như một đời sống đồ vật. Ví dụ bức tranh Em Thúy là một tấm vải, khổ 45 x 60 cm, rằng nó được vẽ bằng màu dầu, kiểu hội họa bác học châu Âu, rằng nó có khung bằng gỗ,… đó là đồ vật. - Đời sống hình tượng: tồn tại tinh thần như một hình tượng nghệ thuật của giá trị thẩm mĩ, thể hiện nội dung của tác phẩm. Ví dụ ở bức tranh Em Thúy, hiện tượng phân hóa này không xảy ra trên bức tranh. Hiện tượng này xảy ra trong ý thức tôi, ở cái khả năng trừu tượng hóa của đầu óc con người. 2. Vấn đề giá trị chủ quan của tác phẩm. - Cái tiêu chuẩn “phản ánh đúng hiện thực”, cái tầm quan trọng của đề tài và khách thể, đối với mĩ thuật, nên hiểu như thế nào? Không nhất thiết phải thấu hiểu đề tài và khách thể là gì, rồi mới hiểu được tác phẩm. - Khi đổi chủ đề và tên gọi thì giá trị thẩm mĩ hay ý nghĩa nội dung cũng không hề thay đổi, vì bản chất hiện thực vẫn vậy, vẫn là một. - Bản chất hiện thực ở một tác phẩm không hề là cái kết cấu vật thể của đề tài, hình thù, tên gọi mà chính là cái hiện thực hình tượng |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: