Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 36 - Giáo án Ngữ văn lớp 11
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 36 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.
Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 36 - Kết nối tri thức
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết được đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- HS nhận biết được hiệu quả sử ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
2. Kĩ năng
- Những kỹ năng thuộc về hoạt động nói và hoạt động nghe trong giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói
- Những kỹ năng thuộc về hoạt động viết và hoạt động đọc trong giao tiếp ở dạng ngôn ngữ viết
- Phân biệt để không sử dụng nhầm lẫn giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết; tránh nói như viết hoặc viết như nói.
3. Phẩm chất
Tự giác thực hành luyện tập thêm và sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đặc điểm khi giao tiếp. Có thái độ nghiêm túc và có trách nhiệm với lời nói cả bản thân khi tham gia hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
- Máy chiếu, bảng, máy tính.
2. Học liệu
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo.
- HS: sách giáo khoa, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, sự hứng khởi cho HS vào học bài.
b. Nội dung: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
c. Sản phẩm: Hình vẽ trên màn hình máy chiếu.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS |
Nội dung cần đạt |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS nhận xét về ngôn ngữ của 2 ví dụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: thảo luận, ghi kết quả vào bảng phụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả HS báo cáo kết quả thảo luận. HS khác: nhận xét, bổ sung. GV: quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức GV dẫn dắt:Từ xa xưa, loài người trao đổi ý nghĩ, tình cảm với nhau bằng ngôn ngữ nói. Sau này, khi sáng tạo ra chữ viết, người ta dùng chữ viết cùng với tiếng nói để thông tin với nhau. Chữ viết ra đời đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử văn minh nhân loại, và từ đó chúng ta có hai loại phương tiện để trao đổi thông tin, đó là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Tiết học hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. |
- Đoạn văn 1: - Chị thích điều gì nhất ở con người? - Chà, câu hỏi này mênh mông ghê. Tôi thích nụ cười nở trên gương mặt của một con người có tấm lòng nhân hậu. Nhiêu đó đủ rồi. (Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: Nên chơi với văn chương, Anh Tú phỏng vấn) 🡪 Đặc trưng ngôn ngữ nói trong đoạn văn: sử dụng các từ cảm thán “chà”, “ghê” hay từ địa phương “nhiêu”. - Đoạn văn 2: Tiếng trống thành phủ gần đấy đã bắt đầu thu không. Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt. Lướt qua cái thăm thẳm của nội cỏ đẫm sương, vẳng từ một làng xa đưa lại mấy tiếng chó sủa ma. Trong khung cửa sổ có nhiều con song kẻ những nét đen thẳng lên nền trời lốm đốm tinh tú, một ngôi sao Hôm nhấp nháy như muốn tụt xuống phía chân giời không định. Tiếng dội chó sủa ma, tiếng trống thành phủ, tiếng kiêng mõ canh nổi lên nhiều nhiều. Bấy nhiêu thanh âm phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ. (Nguyễn Tuân) 🡪 Đoạn văn sử dụng trau chuốt từ ngữ và cấu trúc câu để gợi ra không khí truyện cổ xưa, trang trọng. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: