Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 52 - Giáo án Ngữ văn lớp 11


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 52 Ngữ văn lớp 11 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.

Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 52 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Văn 11 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS nhận biết, phân tích được đặc điểm, tác dụng của biện pháp đối.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

- Năng lực vận dụng cách trình bày theo các kiểu đoạn văn.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực xác định, phân tích đặc điểm của biện pháp tu từ đối.

- Năng lực phân tích, chỉ ra sự phù hợp của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ, cụm từ, câu văn sao cho cân xứng về âm thanh, nhịp điệu, về đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa.

 3. Về phẩm chất

- Giúp HS có ý thức ham học, nghiêm túc, tích cực, ý thức sử dụng ngôn ngữ đúng, ý thức trau dồi tiếng Việt trong giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong cuộc sống, em thường thấy xuất hiện các câu đối nhau ở đâu?

- GV gọi HS trả lời và giải thích lí do.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Phép đối là một trong những biện pháp tu từ quan trọng góp phần tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản văn học. Hôm nay chúng ta sẽ làm các bài tập thực hành nhận diện và phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp đó.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về biện pháp tu từ lặp

a. Mục tiêu: Nắm được cách nhận biết và tác dụng của biện pháp đối.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

­- GV hướng dẫn HS đọc phần Kiến thức Ngữ văn (trang 36,37/SGK) và trả lời câu hỏi:

+ Biện pháp tu từ đối là gì?

+ Có những kiểu đối nào?

+ Biện pháp đối còn được sử dụng phổ biến ở đâu?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trả lời câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Ra một vế đối cho các bạn cùng đối:

“Tết đến, cả nhà vui như Tết

…”

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trả lời câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

1. Biện pháp tu từ đối

- Đối là biện pháp tu từ, theo đó, người viết (người nói) xếp đặt những từ ngữ hoặc câu có đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp tương tự hoặc tương phản nhau ở những vị trí đối xứng trong câu hoặc trong văn bản để gợi ra một nội dung hoàn chỉnh, làm nổi bật một ý nghĩa nhất định.

- Các kiểu đối:

+ Biện pháp đối thường được thực hiện giữa hai dòng thơ hoặc hai câu văn, gọi là trường đối (bình đối).

+ Biện pháp đối được thực hiện giữa các từ ngữ trong một dòng thơ hoặc một câu văn, gọi là tiểu đối.

- Biện pháp đối sử dụng trong văn vần (thơ, phú), văn biền ngẫu (câu đối, chiếu, cáo, hịch,…), văn xuôi.

 

 

 

 

 

“Tết đến, cả nhà vui như Tết

Xuân về, khắp nước trẻ cùng xuân”

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Ngữ Văn 11 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Cánh diều hay, chuẩn khác: