Giáo án bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu - Giáo án Ngữ văn lớp 8
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giáo án bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.
Giáo án bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu - Kết nối tri thức
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Cảm nhận được nỗi lòng đau đớn, chua xót của nhà thơ Trần Tế Xương trước hiện thực đất nước.
- Hiểu được thái độ châm biếm, đả kích của Trần Tế Xương.
- Nhận biết được thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Trần tế Xương.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.
- Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của văn bản thơ Đường luật.
3. Về phẩm chất
- Có ý thức phê phán cái xấu, tiêu cực và hướng tới những điều tốt đẹp trong suy nghĩ và hành động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, sự hứng khởi cho HS vào học bài, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn:
+ Nhà nước phong kiến xưa tổ chức các kì thi cho sĩ tử tham gia nhằm mục đích gì?
+ Sau cuộc thi (thể thao, nghệ thuật, giáo dục,…) thường sẽ có một buổi lễ xướng danh và trao giải. Mục đích của lễ xướng danh là gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: Việc thi cử ngày xưa là của vua, của triều đình nhằm mục đích kén chọn kẻ sĩ tài giỏi, chọn nhân tài làm quan giúp vua , giúp nước. Bấy giờ nước ta bị thực dân Pháp thống trị, việc thi cử vẫn còn thi chữ Hán theo lễ cũ vì thế đã nhiều nhà thơ đã bày tỏ tấm lòng đau xót của mình trước thực trạng thi cử của đất nước. Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu của Trần Tế Xương là một bài thơ như thế.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: