Giáo án bài Quang Trung đại phá quân Thanh - Giáo án Ngữ văn lớp 8


Với giáo án bài Quang Trung đại phá quân Thanh Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.

Giáo án bài Quang Trung đại phá quân Thanh - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái.

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh.

- Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của truyện lịch sử.

3. Về phẩm chất

Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi mở, yêu cầu HS trả lời:

+ Hãy kể tên một số nhân vật lịch sử mà em biết. Em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?

+ Chia sẻ những hiểu biết của em về người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ.

- HS trả lời câu hỏi, GV mời 2 -3 HS chia sẻ.

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài học: Nhà Lê suy tàn, không còn bảo vệ được đất nước, quân Thanh nhân cơ hội ấy mang 20 vạn quân sang xâm lược nước ta. Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ mang quân từ Phú Xuân - Huế ra Thăng Long dẹp giặc. Hiện thực nước sôi lửa bỏng ấy được văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh tái hiện lại một cách chân thực ở hồi thứ 14. Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung hiện lên như thế nào? Sự thảm bại của quân xâm lược ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại truyện lịch sử và văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu tác giả, văn bản và dựa vào nội dung đã đọc ở nhà, trả lời câu hỏi sau: Hãy trình bày những hiểu biết của em về nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ, gọi HS trả lời và các HS khác bổ sung ý kiến cho bạn.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV gọi HS đọc văn bản: đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát.

- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời:

+ Cho biết thể loại của tác phẩm?

+ Nêu hiểu biết của em về quyển tiểu thuyết này?

+ Xuất xứ của văn bản?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

=> Ghi lên bảng.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Ngô gia văn phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, Hà Nội.

- Hai tác giả chính:

+ Ngô Thì Chí (1753 – 1788), em ruột Ngô Thì Nhậm, làm quan dưới thời Lê Chiêu Thống, tuyệt đối trung thành với nhà Lê, từng chạy theo Lê Chiêu Tống khi Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh. Dâng “Trung hưng sách” bàn kế khôi phục nhà Lê. Sau đó, được Lê Chiêu Thống cử đi Lạng Sơn chiêu tập những kẻ lưu vong lập nghĩa binh chống lại Tây Sơn. Trên đường đi, ông bị bệnh mất tại Bắc Ninh. Nhiều tài liệu nói, ông viết 7 hồi đầu của tác phẩm.

+ Ngô Thì Du (1772 – 1840) anh em chú bác ruột với Ngô Thì Chí, học giỏi nhưng không đỗ đạt. Dưới triều Tây Sơn, ông sống ẩn ở Hà Nam. Thời nhà Nguyễn ông làm quan đến năm 1827 thì về nghỉ. Ông là tác giả của 7 hồi tiếp theo.

2. Tác phẩm

- Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi

- Là cuốn tiểu thuyết lịch sử có quy mô lớn, phản ánh những biến động nước nhà từ cuối thế kỉ XVIII đến những năm đầu thế kỉ XIX, gồm 17 hồi. Tập trung vào hai nội dung chính:

+ Vạch trần sự thối nát dẫn đến sự sụp đổ tất yếu của tập đoàn phong kiến Trịnh Lê.

+ Phong trào nông dân khởi nghĩa Tây Sơn và người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.

- Xuất xứ văn bản: Đoạn trích nằm ở hồi thứ mười bốn.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác: