Giáo án bài Các thành phần biệt lập - Giáo án Ngữ văn lớp 9
Giáo án bài Các thành phần biệt lập
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nhận biết 2 thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán.
- Nắm chắc được đặc điểm và công dụng của mỗi thành phần trong câu.
2. Kĩ năng
- Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán, biết sử dụng đúng thành phần biệt lập khi tạo lập văn bản.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng đúng các thành phần biệt lập khi viết bài.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
SGK. Sgv, đọc các tài liệu tham khảo liên quan, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, đọc và trả lời các câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số:
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra đầu giờ: Sự chuẩn bị của học sinh.
H: Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ ?
3. Bài mới
- Các em đã được tìm hiểu về các thành phần câu như CN, VN, bổ ngữ trực tiếp, trạng ngữ…các thành phần câu này nằm trong cấu trúc ngữ pháp cuả câu. Giờ học này chúng ta sẽ được tìm hiểu về các thành phần không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu. Đó là các thành phần gì và vai trò của chúng trong câu ra sao ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
HĐ1.HDHS tìm hiểu thành phần tình thái. - Đọc bài tập 1 (SGK 18) H: Các từ ngữ: “chắc”, “có lẽ”, trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào? H: Nếu không có những từ “chắc”, “có lẽ:” nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không ? Vì sao ? H: Các từ “chắc”, “có lẽ” được gọi là thành phần tình thái.Vậy em hiểu thế nào là thành phần tình thái ? H: Tìm những câu thơ, câu văn dùng thành phần tình thái hay trong chương trình Ngữ Văn. VD: 1 - “Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” (“sang thu”- Hữu Thỉnh) 2 - “Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện “ của mình. (“Phong cách Hồ Chí Minh”- Lê Anh Trà) |
I. Thành phần tình thái 1. Bài tập(18) * Nhận xét: a) …chắc anh nghĩ rằng…. b) …Có lẽ vì khổ tâm… - “Chắc”, “có lẽ” là nhận định của người nói đối với sự việc được nói trong câu: + “chắc” thể hiện độ tin cậy cao + “có lẽ”: thể hiện độ tin cậy thấp hơn. - Nếu không có những từ “chắc”, “có lẽ” thì sự việc nói trong câu vẫn không có gì thay đổi. - Vì các từ ngữ “chắc”, “có lẽ” chỉ thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc trong câu, chứ không phải là thông tin sự việc của câu (chúng không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu) 2. Kết luận: * Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn nhận đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu |
HĐ2. HDHS tìm hiểu thành phần cảm thán: - Đọc bài tập 1 (SGK 18) - Học sinh đọc to phần ngữ liệu, chú ý các từ gạch chân. H: Các từ ngữ “ồ”,“trời ơi” trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không? H: Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu “ồ” hoặc kêu “trời ơi”? H: Các từ “ồ ”, “trời ơi”,chúng được dùng để làm gì? H: Các từ “ồ ”, “trời ơi” được gọi là thành phần cảm thán.Vậy em hiểu như thế nào là thành phần cảm thán ? Vị trí của thành phần cảm thán trong câu? H: Tìm những câu thơ, câu văn dùng thành phần cảm thán hay trong chương trình Ngữ Văn? VD “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa” (“Bếp lửa”- Bằng Việt) H: Các thành phần tình thái và thành phần cảm thán được gọi là các thành phần biệt lập. Vậy em hiểu thế nào là thành phần biệt lập. - Đọc ghi nhớ SGK/ 18 |
II. Thành phần cảm thán 1. Bài tập(18) a) ồ, sao mà độ ấy vui thế. b) Trời ơi, chỉ còn có 5 phút ! - Các từ ngữ: “ồ”, “trời ơi” không chỉ sự vật sự việc gì cả. - Chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu “ồ ”, “trời ơi” là nhờ phần câu tiếp theo sau những tiếng này ( đó là: từ “vui thế”, “chỉ còn” có 5 phút) - Chính những phần câu tiếp sau các tiếng đó giải thích cho người nghe biết tại sao người nói dùng từ cảm thán. - Các từ “ồ ”, “trời ơi” dùng bộc lộ trạng thái tâm lí, tình cảm, cảm xúc của người nói (ông Hai tiếc nuối cái thời đẹp đễ đã qua; anh thanh niên tiếc rẻ , hót hoảng vì thời gian sắp hết. 2. Kết luận: - Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói ( vui, buồn, mừng, giận...) Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên dược gọi là thành phần biệt lập. * Ghi nhớ (SGK18) |
HĐ3. HDHS luyện tập: H: Tìm những thành phần tình thái và cảm thán trong những câu sau? |
III. Luyện tập 1. Bài tập 1 (SGK 19) Tìm các thành phần tình thái,cảm thán. a. Có lẽ → thành phần tình thái. b. Chao ôi → thành phần cảm thán. c. Hình như → thành phần tình thái. d. Chả lẽ → thành phần tình thái. |
H: Hãy Sắp xếp những từ ngữ: chắc là, dường như, chắc chắn,có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như...theo trình tự tăng dần sự tin cậy (hay độ chắc chắn)? |
2. Bài tập 2 (SGK-19) - Dường như/ hình như/ có vẻ như → có lẽ → chắc là → chắc hẳn → chắc chắn. |
H: Hãy cho biết trong số những từ có thể thay thế cho nhau trong câu sau: với từ vào người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra và từ nào chịu trách nhiệm thấp nhất ? Tại sao tgiả lại dùng từ chắc? |
3. Bài tập 3 (SGK-19) - Trong 3 từ: chắc,hình như, chắc chắn + Với từ : chắc chắn, người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra. + Với từ: hình như, người nói chịu trách nhiệm thấp nhất về độ tin cậy đối với sự việc do mình nói ra. - Tác giả Nguyễn Quang Sáng chọn từ "Chắc"trong câu:" Với lòng...chắc anh nghĩ rằng... cổ anh" vì : Từ “chắc” biểu thị dược thái độ, lòng khao khát của nhân vật đối với sự việc sẽ xảy ra. Từ ‘chắc” biểu thị được niềm tin của nhân vật nhưng mức độ chưa thực sự chắc chắn. |
- Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn: |
4. Bài tập 4 (SGK19) Đoạn văn: Có lẽ em đã đọc chuyện cây khế từ năm em học lớp 6 nhưng sao đến nay em vẫn còn nhớ.Người anh thì quá tham lam anh nghĩ rằng anh chỉ cần cho người em cây khế là đủ còn toàn bộ căn nhà là của anh. Nhưng ôi thôi ! Tham thì thâm. |
4. Củng cố, luyện tập:
Hệ thống toàn bài: Thế nào là thành phần tình thái ?
H: Thế nào là thành phần cảm thán ? đặt 2 câu chứa hai thành phần trên?
H: Tại sao hai thành phần này lại được gọi là thành phần biệt lập
5. Hướng dẫn HS về nhà:
- Về nhà: Học bài,làm lại các bài tập.
- Chuẩn bị bài: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống ?
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác: