Giáo án Lịch Sử 12 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
Giáo án Lịch Sử lớp 12
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Âm mưu của Pháp - Mỹ trong kế hoạch Nava
- Nét chính về diễn biến và tác dụng của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 đối với cuộc kháng chiến chống Pháp
2. Về kỹ năng
Rèn luyện thao tác phân tích, tổng hợp, đánh giá sự kiện, đọc bản đồ chiến sự
3. Về thái độ
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn, làm tăng thêm lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
4. Năng lực hướng tới
• Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
• Năng lực chuyên biệt:
o Năng lực tái hiện sự kiện.
o Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, bản đồ
II. Chuẩn bị của GV & HS
1. Chuẩn bị của Giáo viên
Bản đồ Đông Xuân 1953-1954, tranh ảnh liên quan
2. Chuẩn bị của học sinh
Học bài cũ, tìm hiểu trước bài mới.
III. Phương tiện, phương pháp, kỹ thuật dạy học
Thuyết trình, phát vấn, hoạt động nhóm…
IV. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động tạo tình huống
a. Mục đích: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới.
b. Phương Pháp: GV cho HS xem 1 bức ảnh tướng Na va..., Sau đó GV hỏi: em biết gì về hình ảnh trên trên? HS suy nghĩ trả lời…
c. Dự kiến sản phẩm:
- Dự kiến HS trả lời: tướng Na va.…
- GV bổ sung và dẫn dắt vào bài mới: Năm 1953 Đảng đã quyết định mở cuộc tiến công Đông Xuân 1953-1954 nhằm phân tán lực lượng của địch ở Bắc Bộ, với thắng lợi đạt được ta chủ động mở chiến dịch Điện Biên Phủ quyết định số phận của Pháp ở Đông Dương.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Tiết 32. |
|
MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC |
GỢI Ý SẢN PHẨM |
---|---|
Hoạt động 1: Trình bày và phân tích bối cảnh lịch sử, âm mưu, thủ đoạn mới của TD pháp và can thiệp Mĩ trong k/h Nava. GV: Vì sao, Kế hoạch Nava ra đời? HS: HS suy nghĩ để trả lời - Pháp gặp nhiều khó khăn ... - Dựa vào Mỹ để tìm thắng lợi, kết thúc chiến tranh trong danh dự GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận GV: Nội dung và mục đích của kế hoạch Nava? HS dựa vào SGK để trả lời Sau đó GV khắc sâu một lần nữa qua phân tích và trình bày trên lược đồ. GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận Như vậy kế hoạch Nava Pháp-Mĩ dự kiến tiến hành trong thời gian 18 tháng với mục đích “chuyển bại thành thắng” kết thúc chiến tranh trong danh dự. Âm mưu của Pháp Mĩ có thành công hay không chúng ta sang tiếp túc tìm hiểu phần II của bài... |
I. Âm mưu mới của Pháp - Mỹ ở Đông Dương: Kế hoạch Nava - Sau 8 năm tiến hành CTXLVN, Pháp thiệt hại ngày càng lớn, loại khỏi vòng chiến đấu 39 vạn quân, ngày càng lâm vào thế bị động trên chiến trường…. - Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào chiến trường Đông dương. - 7-5 - 1953, được sự thỏa thuận của Mĩ, Pháp cử tướng Nava làm tổng chỉ huy quân đội Pháp ở ĐD. Na va đề ra kế hoạch quân sự mới. - Kế hoạch Na va chia thành hai bước: + Bước 1: thu–đông 1953-xuân 1954: Giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông dương, giành lấy nguồn nhân lực vật lực; xóa bỏ vùng tự do LK V, đồng thời ra sức mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực xây dựng quân đội cơ động chiến lược mạnh. + Bước 2: thu-đông 1954: Chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược cố giành thắng lợi quyết định, buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho chúng - Từ thu-đông 1953, Na va tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn cơ động /84 tiểu đoàn toàn ĐD.Tiến hành càn quét, bình định vùng chiếm đóng, mở các cuộc tiến công lớn. |
Hoạt động 2: Trình bày được diễn biến cuộc tiến công chiến lược Đ-Xuân 1953-1954 theo lược đồ, hiểu rõ được cuộc tiến công bước đầu làm phá sản k/h Nava - GV: Để đối phó với kế hoạch Nava, ta có chủ trương gì? HS dựa vào SGK để trả lời Cuối tháng 9/1953, Bộ CTBCHTW Đảng họp tại Việt Bắc để bàn k/h quân sự trong đông- xuân 1953-1954. ta chủ trương: GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận - GV: Em có nhận xét gì phương hướng chiến lược của ta? - HS:Điều khiển địch, buộc chúng phân tán theo kế hoạch của ta HS dựa vào SGK để trả lời - GV: Nhận xét, trình bày diễn biến trên bản đồ. GV: Em có nhận xét gì về kết quả đạt được trong đông –xuân 1953-1954? GV gợi ý : Điểm then chốt của kế hoạch Nava? HS suy nghĩ để trả lời - Tập trung quân...ta phá thế tập trung Như vậy với cuộc tiến công đông –xuân 1953-1954, Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản, tạo điều kiện cho ta giành thắng lợi lớn ở Điện Biên Phủ |
II. Cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953- 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 1. Cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954. * Chủ trương, kế hoạch của ta. - Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai ⇒buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng ko thể bỏ. - Do địch phải phân tán lực lượng mà tạo điều kiện thuận lợi tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng. * Các cuộc tiến công chiến lược: - Tháng 12/1953, bộ đội ta tiến công giải phóng Lai Châu, P buộc phải điều quân tăng cường cho ĐBP, biến ĐBP trở thành nơi tập trung quân thứ 2... - Đầu tháng 12/1953, Liên quân V-Lào t/c Trung Lào giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Xavannakhét và Xênô buộc chúng phải tăng quân cho Xênô biến nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ 3... - Tháng 1/1954, liên quân Lào -Việt tiến công địch ở thượng Lào, GP lưu vực sông Nậm Hu và tỉnh Phongxalì, buộc Pháp tăng quân cho Luôngphabăng và Mường Sài, Luôngphabăng và Mường Sài trở thành nơi tập trung quân thứ 4... - Tháng 2/1954, ta GP thị xã Kontum, uy hiếp Playku, địch phải tăng cường lực lượng cho Playku, Playku trở thành nơi tập trung quân thứ 5... - Ở vùng sau lưng địch, ta đẩy mạnh chiến tranh du kích → địch phải phân tán lực lượng để đối phó * Ý nghĩa: Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản, tạo điều kiện cho ta giành thắng lợi lớn ở Điện Biên Phủ |
Tiết 33. tiếp theo bài 20 |
|
MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC |
GỢI Ý SẢN PHẨM |
Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân - GV: Tại sao trong thế bị động, Nava quyết định chọn ĐBP làm nơi chấp nhận một trận quyết chiến chiến lược? - HS: Suy nghĩ trả lời? - GV: Để phá tan âm mưu của địch, ta có chủ trương gì? HS: nghiên cứu SGK trả lời: Đầu tháng 12- 1953, Bộ CTTW Đảng thông qua k/h tác chiến của Bộ tổng tư lệnh quyết định mở CD ĐBP. GV: bổ sung thêm về công việc chuẩn bị của ta: huy động 1L. lượng lớn: 4 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công pháo, nhiều tiểu đoàn công binh, thông tin, vận tải, quân y…với tổng số 55.000 quân. Hàng chục nghìn tấn vũ khí đạn dượt, 27.000 tấn gạo, 628 ô tô tải, 11.800 thuyền bè, 21.000 xe đạp, hàng nghìn xe ngựa, trâu bò..chuyển ra mặt trận. Tích hợp môn văn: Dốc Pha Đin anh gánh chị thồ Đèo lũng Lô anh hò chị hát -> Tinh thần chuẩn bị cho cuộc KC hăng say sôi nổi, ko quản khó khăn gian khổ… * Chủ trương của ta: Quyết tâm đập tan tập đoàn cứ điểm ĐBP Phương châm cách đánh: Từ “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc” Cuộc chiến đấu giữa Hổ và Voi như thế nào chúng ta vào phần diễn biến. |
II. Cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953- 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 1. Cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954. 2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954, ĐBP Vị trí chiến lược quang trọng… * Âm mưu của địch: ĐBP có vị trí chiến lược quan trọng → Xây dựng ĐBP thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương: gồm 3 phân khu, 49 cứ điểm, 16.200 quân, trang bị hiện đại nhất Đông Nam Á... |
Hoạt động 2: Trình bày diễn biến theo lược đồ, nêu kết quả, ý nghĩa của CD. - GV: Tại sao ta quyết tâm đập tan tập đoàn cứ điểm ĐBP? HS: suy nghĩ trả lời GV: Sự chuẩn bị đã hoàn tất ngày mở màn cho chiến dịc đã đến - GV trình bày diễn biến trên bản đồ - HS: theo dõi tiếp thu và ghi bài - GV: giới thiệu một số tranh ảnh Điện biên phủ.Sử dụng kiến thức liên môn: Môn văn: đọc đoạn thơ của Tố Hữu: Bài thơ: Hoan hô chiến sĩ điện biên: 56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt máu trộn bùn non,gan ko núng,chí ko mòn. - GV: chiến dịch ĐBP có kết quả, Ý nghĩa gì? - HS: suy nghĩ và kết hợp SGK để trả lời, GV bổ sung nhận xét. - Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Nói về thắng lợi Điện Biên Phủ CTHCM khẳng định: “Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi CNTD lăng xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào GPDT khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn” |
* Diễn biến: chiến dịch ĐBP được chia làm 3 đợt - Đợt 1: Từ 13 → 17 - 3 - 1954: quân ta tấn công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc - Đợt 2: Từ 30 - 3 → 24 - 4 - 1954: quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm như các cứ điểm: E1, D1, C1, A1,…bao vây chi cắt địch. - Đợt 3: Từ 1 → 7 - 5 - 1954: quân ta đồng loạt tiến công vào phân khu Trung tâm và phân khu Nam. → Chiều 7 - 5 - 1954 Tổng công kích vào sở chỉ huy địch bắt sống tướng Đờcátxtơri toàn bộ, bộ chỉ huy ... * Kết quả: Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu: 16.200 tên trong đó có 1 thiếu tướng, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh * Ý nghĩa - Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, đè bẹp ý chí xâm lược của TD Pháp - Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở ĐD, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi. - Là thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp |
* Hoạt động 3: Trình bày được nội dung cơ bản, ý nghĩa hiệp định Hướng dẫn HS đọc thêm: mục 1.Hội nghị Giơnevơ: nắm cho được 3 sự kiện - 1-1954, HN ngoại trưởng 4 nước: LX, M, A, P họp tại Béc-lin thỏa thuận triêu tập HNHB ở ĐD - Ngày 8-5-1954, Hội nghị Giơnevơ về ĐD họp. Phái đoàn CP ta do PVĐ làm trưởng Đoàn tham dự. - Ngày 21-7-1954, hiệp định Giơnevơ về ĐD được kí kết. GV giới thiệu về nét chính HN Giơnevơ sau đó cho các em nắm nội dung của Hiệp định.SGK hình 56… GV phân tích và yêu cầu HS trả lời 1 số câu hỏi sau: - GV: Nhận xét về nội dung của hiệp định Giơnevơ? Nội dung nào của HĐ là quan trọng nhất? Vì sao? - HS: suy nghĩ và kết hợp SGK để trả lời, GV bổ sung nhận xét. - GV:Tại sao nói thắng lợi của ta giành được ở Hội nghị chưa trọn vẹn,bị hạn chế so với thắng lợi của ta trên chiến trường? - HS: suy nghĩ và kết hợp SGK để trả lời, GV bổ sung nhận xét. - GV: tổ chức thảo luận, mời 1 số em trình bày. GV nhận xét, bổ sung , phân tích , kết luận, tiếp túc nêu câu hỏi - GV: Hiệp định Giơnevơ có ý nghĩa gì? - HS suy nghĩ trả lời, GV bổ sung, nhận xét và chốt. |
III. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. 1. Hội nghị Giơnevơ Hướng dẫn HS đọc thêm 2. Hiệp định Giơnevơ: Ngày 21-7-1954, hiệp định Giơnevơ về ĐD được kí kết, nội dung: - Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. - Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương. - Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. - Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự và vũ khí nước ngoài vào ĐD. - Việt Nam: quân đội nhân dân VN và quân Pháp tập kết ở 2 miền Bắc – Nam, lấy vĩ tuyến thứ 17 làm ranh giới tạm thời; tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào 7/1956. * Ý nghĩa: - Đánh dấu thắng lợi của cuộc KC chống Pháp, bộc Pháp chấm dứt CT rút quân về nước. - Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, chiến tranh xâm lược ĐD. |
Tiết 34. tiếp theo bài 20 |
|
MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC |
GỢI Ý SẢN PHẨM |
* Hoạt động 1: Rút ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những thắng lợi của cuộc KC chống Pháp. GV: phân tích giới thiệu sau đó hỏi: - GV? Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta?Nguyên nhân nào là quan trọng nhất,vì sao? - HS suy nghĩ trả lời, GV bổ sung, phân tích, nhận xét và chốt. chuyển ý |
IV. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(1945- 1954). 1. Nguyên nhân thắng lợi: * Chủ quan: - Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là CT.Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự, ngoại giao và đường lối KC đúng đắn sáng tạo. - Có chính quyền DCND, có mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang 3 thứ quân, có hậu phương rộng lớn vững mạnh. * Khách quan: - Có liên minh chiến đấu của nhân dân 3 nước ĐD. - Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung quốc, Liên xô, các nước DCND và các nước khác.. |
* Hoạt động 2: Tập thể, cá nhân: trình bày được ý nghĩa lịch sử của cuộc KCC Pháp xâm lược. - GV: Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào? - HS suy nghĩ trả lời, GV bổ sung, nhận xét và chốt. * Đối dân tộc ta: * Đối với thế giới: - GV gọi các em trả lời sau đó bổ sung và chốt ý. Kết thúc bài |
2. Ý nghĩa lịch sử: * Đối dân tộc ta: - Chấm dứt chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp gần 1 thế kỉ trên đất nước ta. - Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng chuyển sang cách mạng XHCN, tạo cơ sở để ND ta giải phóng hoàn toàn MN. * Đối với thế giới: - Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của CNĐQ, góp phần làm góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng. - Cổ vũ phong trào GPDT các nước châu Á, châu Phi và KV MLT. |
3. Hoạt động luyện tập
- Cho biết chủ trương của ta, kết quả, ý nghĩa lịch sử cuộc tiến công CL Đông Xuân 1953-1954?
- Trình bày nội dung cơ bản Kế hoạch Nava.
- Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng
- Vì sao Pháp thực hiện Kế hoạch Nava, nội dung cơ bản.
- Nghệ thuật quân sự của Đảng ta khi chỉ đạo tiến công trong Đông xuân 1953-1954?
- Phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?
V. Hướng dẫn học sinh tự học
- Học bài cũ, làm bài tập ở SGK.
- Bài mới: ôn tập kiểm tra học kỳ
Tải thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 12 theo phương pháp mới khác: