Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Chuyện của thước kẻ - Cánh diều


Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Chuyện của thước kẻ - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Cánh diều phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

KỂ CHUYỆN:

CHUYỆN CỦA THƯỚC KẺ

I. Mục đích – Yêu cầu:

1. Phát triển năng lực ngônngữ

- Nghe hiểu câu chuyện Chuyện của thước kẻ.

- Nhìn tranh, kể lại được từng đoạn, toàn bộ câu chuyện. Bước đầu biết thay đổi giọng để phân biệt lời của người dẫn chuyện, lời của các nhân vật trong truyện (bút mực, bút chì, thước kẻ, tẩy).

- Hiểu nội dung câu chuyện: Không nên kiêu căng, coi thường người khác. Cần khiêm tốn, chung sức với mọi người để làm được điều có ích.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất:

- Biết giao tiếp thân thiện, hợp tác với mọi người. Biết vận dụng sự hiểu biết của mình để thực hiện giao tiếp trong cuộc sống.

- Yêu quý bạn bè. Có ý thức thực hiện trách nhiệm của mình vợi mọi người xung quanh.

II. Đồ dùng dạy học:

- Máy chiếu để minh họa tranh (Tr 152).

- File kể chuyện trên sách mềm.

III. CÁC HĐ Dạy – Học:

Hoạt động dạy

TG

Hoạt động học

       A. KIỂM TRA BÀI CŨ

- Kể lại chuyện Hai tiếng kì lạ.

- Nhận xét, tuyên dương HS kể tốt.

      B. DẠY BÀIMỚI

1. Chia sẻ và giới thiệucâu chuyện:

a. Quan sát và phỏng đoán:

- Đưa ra tranh minh họa.

- HDHSQS tranh 4.

b. Giới thiệu câu chuyện:

- GT: ” Thước kẻ là ĐDHT không thể thiếu của mỗi bạn HS. Chiếc thước kẻ trong câu chuyện đã có suy nghĩ như thế nào, nhận được bài học gì thì chúng mình cùng lắng nghe câu chuyện Chuyện của thước kẻ nhé.”

- Ghi tên bài.

2. Khám phá và luyện tập:

a. Nghe kể chuyện:

- Mở File kể chuyện cho HS nghe (3 lần).

b. Trả lời theo tranh:

- Nêu câu hỏi. Nghe HSTL. NX – KL.

Tranh 1: Thước kẻ và các bạn làm việc như thế nào?

Tranh 2: Vì sao thước kẻ bị cong?

Tranh 3: Bút mực và bút chì phàn nàn điều gì?

Tranh 4: Thước kẻ nói gì khi thấy mình trong gương?

Tranh 5: Điều gì xảy ra khi thước kẻ bỏ đi?/ Bác thợ mộc đã nói gì với bà cụ?

Tranh 6: Sau khi được sửa lại, hình dáng và tính nết của thước kẻ có gì thay đổi?

3’

 

 

30’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 2 HS kể chuyện.

- Lắng nghe. NX.

 

 

- QS tranh, nêu các nhân vật có trong câu chuyện: thước kẻ, bút chì, bút mực, tẩy, bà cụ, bác thợ mộc

- Nhận biết khi soi gương thì vị trí sẽ thay đổi ngược lại.

 

 

 

- Nối tiếp nhắc tên bài.

 

- QS tranh – Nghe.

- Nghe - TLCH.

- Thước kẻ và các bạn làm việc với nhau rất vui vẻ.

- Thước kẻ nghĩ rằng nó quan trọng nhất, không có nó thì bút không thể kẻ thẳng. Nghĩ là mình quan trọng nên nó cứ ưỡn ngực lên. Dần dần, nó trở thành thước kẻ bị cong.

- Bút mực và bút chì phàn nàn: Anh thước kẻ bị cong rồi nên đường kẻ của chúng ta bị cong quá!

- Thước kẻ nói: Cái thước kẻ ở trong gương kia không phải tôi. Vạch đo của tôi ở bên trái, còn vạch đo của cái thước kẻ kia ở bên phải. Các số đo ở đó còn ngược nữa.

- Bà cụ nhặt được thước kẻ, định đem vể làm củi. Nhưng thước kẻ la ầm lên rằng nó không phải là củi./ Bác thợ mộc nói: Đây là cái thước kẻ gỗ. Nó hơi cong. Để tôi bào lại nó cho thẳng.

- Sau khi được sửa lại, thước kẻ đã thẳng trở lại. Các bạn vui vẻ đón nó trở về. Từ đó, nó luôn chăm chỉ cùng các bạn bút kẻ những đường thẳng tắp.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Cánh diều năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Cánh diều chuẩn khác: