Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 18: Món quà đặc biệt - Kết nối tri thức
Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 18: Món quà đặc biệt - Kết nối tri thức
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng, rõ ràng văn bản truyện Món quà đặc biệt. Bước đầu làm quen với văn bản đa phương thức, biết đọc phân biệt nội dung của câu chuyện và nội dung trong tấm thiệp; đọc diễn cảm đạon văn bộc lộ cảm xúc, biết nhấn vào từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhận vật như băn khoăn, đăm chiêu, hồi hộp, ngạc nhiên...; đọc lời của nhân vật trong câu chuyện với ngữ điệu phù hợp.
- Hiểu nội dung câu chuyện: nhận biết được tình cảm của con cái dành cho cha mẹ và ngược lại. Hiểu được điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Tình cảm yêu thương của những người than trong gia đình là rất quý giá.
- Tìm được từ chỉ đặc điểm trong đoan thơ. Nhận biết được câu khiến ( nêu được dấu hiệu nhận biết); đặt được câu khiến trong cá tình huống khác nhau.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua bài thơ.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bà và những người thân qua bài thơ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Em đã làm những việc gì để thể hiện tình cảm yêu thương đối với người thân của em? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi. - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Học sinh đọc đúng rõ ràng bài thơ “Món quà đặc biệt”. + Biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ. + Bước đầu thể hiện cảm xúc qua giọng đọc. + Nhận biết được tình cảm, suy nghĩ của bạn nhỏ khi nghỉ hè được về quê thăm bà, nhận biết được những tình cảm của bà - cháu thông qua từ ngữ, hình ảnh miêu tả cử chỉ, hành động, lời nói của nhân vật. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. Phân biệt nội dung trong văn bản và nội dung trong tấm thiệp. - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ. - Gọi HS đọc toàn bài. - HS đọc trước lớp. - GV nhận xét việc luyện đọc của lớp. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong SGK. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Câu 1: Hai chị em đã viết gì trong tấm thiệp tặng bố? ( Tính rất hiền, nói rất to, ngủ rất nhanh, ghét nói dối,nấu ăn không ngon, yêu mẹ) - Câu 2: Từ nào dưới đây thể hiện cảm xúc của bố khi nhận quà của hai chị em? a.băn khoăn b. đăm chiêu c. hồi hộp d. ngạc nhiên - Câu 3: Vì sao bố rất vui khi nhận quà mà người chị lại rơm rớm nước mắt? ( Hai chị em muốn xóa dòng Bố nấu ăn không ngon, nhưng lại quên xóa) - Câu 4: Bố đã làm gì để hai chị em cảm thấy rất vui? + GV và HS chốt câu trả lời đúng: Bố đã cảm ơn hai chị em vì món quà với bố là đặc biệt. Bố rất yêu hai chị em. - Câu 5: Em thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện trên? Vì sao? - GV nhận xét tuyên dương cá ý kiến hay 2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - Gv đọc diễn cảm toàn bài. |
- Hs lắng nghe. - HS lắng nghe cách đọc. - 2 HS đọc nối tiếp toàn bài. - Nhóm đôi đọc nối tiếp từng đọan. - Cá nhân đọc nhẩm toàn bài <![if !supportLists]>- <![endif]>HS đọc mục từ ngữ - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: <![if !supportLists]>- <![endif]>Cá nhân tìm câu trả lời <![if !supportLists]>- <![endif]>Nhóm đôi cùng trao đổi <![if !supportLists]>- <![endif]>HS trả lời trước lớp - HS đọc câu hỏi - HS tìm câu trả lời <![if !supportLists]>- <![endif]> Nhóm đôi cùng trao đổi <![if !supportLists]>- <![endif]>HS trả lời trước lớp Đáp án d - HS đọc câu hỏi - HS tìm câu trả lời <![if !supportLists]>- <![endif]> Nhóm đôi cùng trao đổi <![if !supportLists]>- <![endif]>HS trả lời trước lớp - HS đọc câu hỏi và đọc thầm đoạn cuối để tìm câu trả lời. - HS trả lời trước lớp. <![if !supportLists]>- <![endif]>HS tự suy nghĩ trả lời. <![if !supportLists]>- <![endif]>HS luyện đọc diễn cảm theo GV |
3. Luyện viết. - Mục tiêu: + Viết đúng chữ viết hoa G,H cỡ nhỏ, viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng có chữ viết hoa G,H. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: |
|
3.1. Hoạt động 1: Ôn chữ viết hoa (làm việc cá nhân, nhóm 2) - GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa G, H. - GV viết mẫu lên bảng. - GV cho HS viết bảng con (hoặc vở nháp). - Nhận xét, sửa sai. - GV cho HS viết vào vở. - GV chấm một số bài, nhận xét tuyên dương. 3.2. Hoạt động 2: Viết ứng dụng (làm việc cá nhân, nhóm 2). a. Viết tên riêng. - GV mời HS đọc tên riêng. - GV giới thiệu: Hà Giang là một tỉnh miền núi nằm ở cực bắc của Tổ quốc. Nơi đây có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Cao nguyên Đồng Văn, cột cờ Lũng Cú. - GV yêu cầu HS viết tên riêng vào vở. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. b. Viết câu. - GV yêu cầu HS đọc câu. - GV giới thiệu câu ứng dụng: Đây la hai câu thơ nói về vẻ đẹp của Hà Giang, một tỉnh miền nói phía Bắc với những đỉnh núi sương mù bao phủ, sông cháy quanh co, hoa gạo nở đỏ bên bờ sông... - GV nhắc HS viết hoa các chữ trong câu thơ: K,H,G. Lưu ý cách trình bày câu thơ, viết đúng chính tả: sương, giăng, trắng - GV cho HS viết vào vở. - GV yêu cầu nhận xét chéo nhau trong bàn. - GV chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương. |
- HS quan sát video. - HS quan sát. - HS viết bảng con. - HS viết vào vở chữ hoa G,H. - HS đọc tên riêng: Hà Giang. - HS lắng nghe. - HS viết tên riêng Hà Giang vào vở. - 1 HS đọc yêu câu: Kìa Hà Giang đó sương giăng trắng Hoa gạo bừng lên, sông hiện ra - HS viết câu thơ vào vở. - HS nhận xét chéo nhau. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn