Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 2: Một điểm đến thú vị - Chân trời sáng tạo
Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 2: Một điểm đến thú vị - Chân trời sáng tạo
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS nêu được một số cảnh đẹp trên đất nước Việt Nam.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.
- Hiểu nội dung bài đọc: Tây Nguyên với nhiều thắng cảnh đẹp chính là một điểm đến thú vị trong hành trình khám phá vẻ đẹp của đất nước mến yêu.
1. Năng lực đặc thù.
- Ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy các cảnh đẹp của đất nước .
- Tích cực, tự giác tương tác nhanh cùng bạn trong mọi hoạt động.
2. Năng lực chung.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: PP bài dạy, phiếu giao việc.
- HS: Sách giáo khoa Tiếng việt (tập 2), vở Tiếng việt, bút, thước,…
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: |
|
- Thi kể các cảnh đẹp trên đất nước Việt Nam. + Tam Cốc – Bái Đính – Tràng An. + Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. + Vịnh Hạ Long. + Cao nguyên đá Đồng Văn. + Chùa Một Cột. + Cố đô Huế. + Phố cổ Hội An. + Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. + Hồ Gươm - Cầu Thê Húc - Đền Ngọc Sơn. + Bảo tàng Hồ Chí Minh + Bến Nhà Rồng + Dinh Độc lập + Chùa Linh Ứng + Bãi biển Mỹ Khê - GV nhận xét- tuyên dương. |
-HS thi kể trong nhóm. |
B.Hoạt động Khám phá và luyện tập: (… phút) |
|
B.1 Hoạt động Đọc (... phút) |
|
1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút) a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: |
|
a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài. - Giọng đọc thong thả, tươi vui. b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ *Giảinghĩa từ - Giáo viên mở rộng và khắc sâu kiến thức cho học sinh. (mạn thuyền, hùng vĩ,…..) - Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu. *Luyện đọc từ khó. -Từ ngữ:Lắk, Đờ-rây Nu, nguyên sinh. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn. Sửa sai triệt để. - GV chia sẻ. Lưu ý từ HS phát âm chưa chuẩn. c. Luyện đọc đoạn - Chia đoạn: 4 đoạn + Đoạn 1:từ đầu….đến mùa tuyết. +Đoạn 2: Hồ Lắk…..đến mạn thuyền. +Đoạn 3: còn lại - Luyện đọc câu dài: Không gì thú vị hơn/ khi được ngồi trên những con thuyền độc mộc,/ ngắm nhìn đàn cá bơi lượn/ và nghe tiếng nước chảy hai bên mạn thuyền.// Với chiều dài trên 250 mét/ và chiều cao lên đến 30 mét,/ thác được ví/ như một bức tường nước khổng lồ.// - GV nhận xét – tuyên dương. Lưu ý học sinh rèn đọc nhiều hơn để nâng cao kĩ năng đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm. - Luyện đọc từng đoạn: – Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh gặp khó khăn -Nhận xét – Sửa sai triệt để. d. Luyện đọc cả bài: - Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài. - GV nhận xét – tuyên dương. |
- 1 học sinh đọc câu chuyện. - Học sinh lớp đọc thầm theo bạn – Nhận xét, sửa sai. - Cá nhân học sinh đọc từ và lời giải nghĩa, suy nghĩ thêm về từ mình chưa hiểu trong bài rồi chia sẻ cùng bạn trong lớp. -Học sinh luyện đọc từ –> chia sẻ trong nhóm. -HS chia đoạn. -Học sinh luyện đọc câu –> chia sẻ trong nhóm. - Học sinh luyện đọc đoạn nối tiếp trong nhóm - HS đọc đoạn theo nhóm trước lớp. |
2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút) a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Tây Nguyên với nhiều thắng cảnh đẹp chính là một điểm đến thú vị trong hành trình khám phá vẻ đẹp của đất nước mến yêu. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: |
|
- HS đọc lại toàn bài, trả lời các câu hỏi. 1. Cây và hoa cà phê ở Tây Nguyên có đặc điểm: Cà phê ở Tây Nguyên phủ kín những ngọn đổi, cây nọ sát cây kia. Cứ đến tháng Ba, sắc trắng tinh khôi của hoa cà phê biến nơi đây thành "mùa tuyết". 2. Điều thú vị nhất khi đến thăm hồ Lắk là: Hồ Lắk nằm giữa những dãy núi lớn được bao phủ bởi các cánh rừng nguyên sinh. Không gì thú vị hơn khi được ngồi trên những con thuyền độc mộc, ngắm nhìn đèn cá bơi lượn và nghe tiếng nước chảy hai bên mạn thuyền. 3. Những chỉ tiết cho thấy thác Đờ-rây Nu rất hùng vĩ: Thác Đờ-rây Nu là món quà hùng vĩ của thiên nhiên ban tặng cho núi rừng Tây Nguyên. Với chiều dời trên 250 mét và chiều cao lên đến 30 mét, thác được ví như một bức tường nước khổng lồ. 4. Em thích điều thiên nhiên, núi rừng ở Tây Nguyên. Vì nó rất hùng vĩ, thiên nhiên mang sắc thái muôn màu muôn vẻ. 5. Nói "Tây Nguyên là một điểm đến thú vị trong hành trình khám phá vẻ đẹp của đất nước mến yêu. Vì ở đây có rất nhiều cảnh đẹp KNS: Em cần làm gì để bảo vệ các cảnh đẹp đó? - GV liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường. |
- HS đọc thầm bài đọc. - 1 HS đọc câu hỏi + lớp đọc thầm. - Cá nhân đọc thầm tìm câu trả lời – trao đổi với bạn về câu trả lời – HS trình bày ý kiến trước lớp, lớp nhận xét bổ sung. -Em bỏ rác đúng nơi quy định, không vẽ bậy, không hái hoa, ngắt quả,…… |
3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố (15 phút) a. Mục tiêu: HS rèn kĩ năng đọc trôi chảy, ngắt – nghỉ đúng. b. Phương pháp, hình thức tổ chức |
|
- GV hướng dẫn HS xác định giọng đọc trên cơ sở hiểu nội dung văn bản. - HS nghe GV đọc mẫu 1 đoạn -Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh gặp khó khăn. - GV nhận xét – tuyên dương. Lưu ý học sinh rèn đọc nhiều hơn để nâng cao kĩ năng đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm. |
-HS nhắc lại nội dung bài. Xác định được giọng đọc của từng nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - HS luyện đọc lại 1 đoạn (tự chọn hoặc có hướng dẫn) trong nhóm nhỏ hay đọc trước lớp. - HS thi đọc đoạn theo nhóm trước lớp – Nhận xét – Sửa sai triệt để. |
* Hoạt động nối tiếp: (... phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức |
|
-Sưu tầm tranh, ảnh về một danh lam thắng cảnh của nước ta. -Hỏi người thân xem danh lam thắng cảnh đó ở tỉnh nào? -GV nhận xét tiết học. |
-HS sưu tầm tranh |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn