Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng - Kết nối tri thức
Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng - Kết nối tri thức
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Sự tích ông Đùng, bà Đùng.Biết đọc diễn cảm lời của người kể chuyện phù hợp với ngữ điệu, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Nhận biết được những việc ông Đùng, bà Đùng đã làm giúp dân. Hiểu suy nghĩ, tình cảm của tác giả với ông Đùng, bà Đùng là những người có công lao lớn đối với đất nước trong việc chinh phục thiên nhiên. Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản giải thích tại sao dòng sông Đà ngoằn ngoèo và có nhiều ghềnh thác.
- Bước đầu thể hiện cảm xúc qua giọng đọc.
- Ôn chữ viết hoa Y thông qua viết ứng dụng(tên riêng Nam Yết và câu: Đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Viết 2-3 câu nêu lí do yêu thích nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe.
- Bồi dưỡng tình yêu với quê hương, đất nước, giáo dục lòng biết ơn những người có công với đất nước trong lịch sử.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua bài thơ.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bà và những người thân qua bài thơ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Đọc đoạn 1 bài “Nhà rông” và trả lời câu hỏi : Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là gì? Câu văn nào trong bài giúp em nhận ra điều đó? + GV nhận xét, tuyên dương. + Câu 2: Đọc đoạn 2 bài “Nhà rông” và nêu nội dung bài. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi. + Đọc và trả lời câu hỏi: Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là mái nhà dựng đứng, vươn cao lên trời như một lưỡi rìu lật ngược. Câu văn cho biết điều đó là: “ Đến Tây Nguyên, từ xa nhìn vào… như một lưỡi rìu lật ngược” + Đọc và trả lời câu hỏi: Nhận biết được vẻ đẹp độc đáo của Nhà rông ở Tây Nguyên. Hiểu biết về tình cảm của người dân Tây Nguyên với mái nhà rông thân thương. - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. -Mục tiêu: + Học sinh đọc đúng rõ ràng câu chuyện Sự tích ông Đùng, bà Đùng. + Biết đọc diễn cảm lời của người kể chuyện phù hợp với ngữ điệu, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.. + Bước đầu thể hiện cảm xúc qua giọng đọc. + Nhận biết được những việc ông Đùng, bà Đùng đã làm giúp dân. Hiểu suy nghĩ, tình cảm của tác giả với ông Đùng, bà Đùng những người có công lao lớn đối với đất nước trong việc chinh phục thiên nhiên. Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản giải thích tại sao dòng sông Đà ngoằn ngoèo và có nhiều ghềnh thác. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: (4 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến ông bà khổng lồ. + Đoạn 2: Tiếp theo cho đến cày cấy. + Đoạn 3: Tiếp đến ngày nay + Đoạn 4: Còn lại. - GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Luyện đọc từ khó: - GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn văn. - Luyện đọc từ khó: xửa, xưa, lõm, chằng,chịt,san,rộng, rãi, ngoằn, ngoèo… -Luyện đọc câu dài:Chỉ một ngày, /ông bà đã nhổ cây, /san đất,/làm thành cánh đồng bằng phẳng,/ rộng rãi,/lấy chỗ cho dân ở ,/ và cày cấy.// - Đọc diễn cảm một số lời của người kể chuyện khi nói về những hành động, việc làm, kết quả đạt được của ông Đùng, bà Đùng hay nói về đặc điểm của con sông Đà(Chỉ một ngày, ông bà đã nhổ cây, san đất, làm thành cánh đồng bằng phẳng, rộng rãi, lấy chỗ cho dân ở , và cày cấy.Ông Đùng lom khom dùng tay bới đất đằng trước, bà Đùng hì hục vết đất đằng sau. Vì thế sông Đà mới ngoằn ngoèn, có tới “ bảy trăm mươi thác, ba trăm mươi ghềnh” như bây giờ) - GV mời HS nêu từ ngữ giải nghĩa trong SGK. Gv giải thích thêm. - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Ông Đùng, bà Đùng có điểm gì khác thường về ngoại hình? + Câu 2: Kể lại những việc Ông Đùng, bà Đùng đã làm khi chứng kiến cánh đất hoang, nước ngập? + Câu 3: Việc làm của ông bà Đùng đã đem lại kết quả như thế nào? + Câu 4: Theo em, ông Đùng, bà Đùng có những phẩm chất tốt đẹp nào? + Câu 5: Câu chuyện đã giải thích điều gì về con sông Đà ngày nay? - GV mời HS nêu nội dung câu chuyện. - GV chốt: Ông Đùng, bà Đùng là những người có công lao lớn đối với đất nước trong việc chinh phục thiên nhiên. 2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo. - GV nhận xét, tuyên dương. |
- Hs lắng nghe. - HS lắng nghe cách đọc. - 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát - HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc từ khó. - 2-3 HS đọc câu dài. - HS luyện đọc theo nhóm 4. - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: + Ông Đùng, bà Đùng cao lớn khác thường. Họ đứng cao hơn năm lần đỉnh núi cao nhất. + Ông bà đã nhổ cây, san đất.Tiếp đó ông Đùng lom khom dùng tay bới đất đằng trước,bà Đùng hì hục vết đất đằng sau làm một con đường dẫn nước. + Ông bà Đùng đã làm thành cánh đồng bằng phẳng, rộng rãi, lấy chỗ cho dân ở , và cày cấy. Còn con đường ông bà đào bới, nước chảy thành dòng, vượt qua đồi núi, đổ về xuôi tạo thành con sông Đà. + chăm chỉ, chịu khó, thông minh,không ngại khó khăn, vất vả, xả thân vì cộng đồng... + Câu chuyện đã giải thích về đặc điểm ngoằn ngoèn, cónhiều thác ghềnh (bảy trăm mươi thác, ba trăm mươi ghềnh) của con sông Đà ngày nay. - HS nêu theo hiểu biết của mình. - 2-3 HS nhắc lại nội dung bài . - HS lắng nghe cách đọc. - HS đọc nối tiếp theo đoạn. |
3. Luyện viết. -Mục tiêu: + Viết đúng chữ viết hoa Y cỡ nhỏ, viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng có chữ viết hoa Y. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
3.1. Hoạt động 4: Ôn chữ viết hoa (làm việc cá nhân, nhóm 2) - GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa Y. - GV viết mẫu lên bảng. - GV cho HS viết bảng con (hoặc vở nháp). - Nhận xét, sửa sai. - GV cho HS viết vào vở. - GV chấm một số bài, nhận xét tuyên dương. 3.2. Hoạt động 5: Viết ứng dụng (làm việc cá nhân, nhóm 2). a. Viết tên riêng. - GV mời HS đọc tên riêng. - GV giới thiệu: Đảo Nam Yết là bãi đá nằm ở phía Bắc quần đảo Trường Sa, cách đảo Sơn Ca 13 hải lý về phía Tây Nam, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - GV yêu cầu HS viết tên riêng vào vở. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. b. Viết câu. - GV yêu cầu HS đọc câu. - GV giới thiệu câu ứng dụng: Đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - GV nhắc HS viết hoa các chữ trong câu thơ: Đ, N, Y, T, S. Lưu ý HS viết đúng: Yết, quần, trường,.. . - GV cho HS viết vào vở. - GV yêu cầu nhận xét chéo nhau trong bàn. - GV chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương. |
- HS quan sát video. - HS quan sát. - HS viết bảng con. - HS viết vào vở chữ hoa Y. - HS đọc tên riêng: Nam Yết. - HS lắng nghe. - HS viết tên riêng Nam Yết vào vở. - 1 HS đọc yêu cầu: Đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - HS lắng nghe. - HS viết câu thơ vào vở. - HS nhận xét chéo nhau. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh. + Cho HS quan sát video về Đảo Nam Yết . + GV nêu câu hỏi em thấy hình dạng đảo Nam Yết như thế nào?. - Nhận xét, tuyên dương |
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS quan sát video. + Trả lời câu hỏi: Đảo Nam Yết có hình dáng bầu dục hơi hẹp bề ngang. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn