Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 28: Con đường của bé - Kết nối tri thức


Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 28: Con đường của bé - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ “Con đường của bé”bằng giọng vui vẻ, hồn nhiên của bạn nhỏ trong bài thơ khi khám phá ra được nghề nghiệp của những người xung quanh.

- Biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ.

- Bước đầu thể hiện cảm xúc qua giọng đọc.

- Hiểu nội dung bài: bài thơ viết về nghề nghiệp của chú phi công, chú hải quan, bác lái tàu hỏa, nghề của bố ( nghề xây dựng), của mẹ ( nghề nông) và việc làm hằng ngày của bé ( đi học ).

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết một số nghề nghiệp khác nhau

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu một số nghề nghiệp qua bài thơ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+Cùng nhau giải đố?

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 28: Con đường của bé | Kết nối tri thức

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

+ Đọc câu đó và cùng nhau giải đố: Bác sĩ – Cô giáo

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ “Con đường của bé”bằng giọng vui vẻ, hồn nhiên của bạn nhỏ trong bài thơ khi khám phá ra được nghề nghiệp của những người xung quanh.

+ Biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ.

+ Bước đầu thể hiện cảm xúc qua giọng đọc.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Giọng thể hiện sự hào hứng, say mê, tha thiết

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia khổ thơ: (6 khổ)

+ Khổ 1: Từ đầu đến vì sao chi chít

+ Khổ 2: Tiếp theo cho đến những bến bờ lạ

+ Khổ 3: Tiếp theo cho đến song hành bên nhau

+ Khổ 4: Tiếp theo đến nên bao nhà mới

+ Khổ 5: Tiếp theo cho đến lúa vàng ngát hương

+ Khổ 6: Còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.

- Luyện đọc từ khó: chú phi công,chi chít, trời xanh, bến lạ, giàn giáo, ngát hương,..

- Luyện đọc ngắt nhịp thơ:

Đường/của chú phi công

Lẫn trong mây cao tít/

- GV mời HS nêu từ ngữ giải nghĩa: giàn giáo, song hành trong SGK. Gv giải thích thêm.

- Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm ( 3 em / nhóm).

- GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Ba khổ thơ đầu nhắc đến những ai? Công việc của họ là gì?

+ Câu 2: Bạn nhỏ kể những gì về công việc của bố mẹ mình ?

+ Câu 3: Qua hình ảnh những con đường, tác giả muốn nói đến điều gì?

a. Nói về nghề nghiệp

b. Nói về cảnh đẹp thiên nhiên

c. Nói về các loại phương tiện giao thông

+ Câu 4: Em hiểu “ con đường trên trang sách” có nghĩa là gì?

a. Con đường được vẽ trong sách

b. Con đường khám phá kiến thức

c. Con đường ta đi lại hằng ngày

+ Câu 5: Nói 2 – 3 câu về một được tả trong bài thơ

M: Em rất thích con đường của chú phi công. Con đường này lẫn vào trong mây, ở rất cao và xa trên bầu trời.

- GV mời HS nêu nội dung bài thơ.

- GV chốt: Bài thơ viết về nghề nghiệp của chú phi công, chú hải quan, bác lái tàu hỏa, nghề của bố ( nghề xây dựng), của mẹ ( nghề nông) và việc làm hằng ngày của bé ( đi học ).

2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc thuộc lòng (làm việc cá nhân, nhóm 2).

- GV cho HS chọn 3 khổ thơ mình thích và đọc một lượt.

- GV cho HS luyện đọc theo cặp.

- GV cho HS luyện đọc nối tiếp.

- GV mời một số học sinh thi đọc thuộc lòng trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu thơ.

- HS đọc giải nghĩa từ.

- HS luyện đọc theo nhóm 3.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Khổ 1: nhắc đến chú phi công – lái máy bay

+ Khổ 2: nhắc đến chú hải quân – chú lái tàu biển

+ Khổ 3: nhắc đến bác lái tàu hỏa – lái tàu hỏa ( tàu chạy trên đường ray trên mặt đất)

+ Bạn nhỏ kể về nơi làm việc của bố mẹ: Bố làm việc trên giàn giáo cao và xây những ngôi nhà mới. Còn mẹ làm việc trên cánh đồng, trồng lúa và trồng dâu.

+ Qua hình ảnh những con đường tác giả muốn nói đến nghề nghiệp

+ Con đường trên trang sách có nghĩa là con đường khám phá kiến thức

+ Học sinh trả lời theo ý thích

- 2-3 HS nhắc lại nội dung bài thơ.

- HS chọn 3 khổ thơ và đọc lần lượt.

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS luyện đọc nối tiếp.

- Một số HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.

3. Đọc mở rộng

- Mục tiêu:

+ Đọc thêm được những văn bản mới về nghề nghiệp. Biết chia sẻ về những điều mình đã học

+ Bồi dưỡng tình yêu đối với các nghề nghiệp khác nhau trong cuộc sống.

- Cách tiến hành:

3.1. Hoạt động 1: Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,...về một nghề nghiệp hoặc một công việc nào đó và viết phiếu đọc sách theo mẫu (làm việc cá nhân, nhóm 4)

+ Đó là nghề nào?

+ Nghề đó gắn với công việc cụ thể gì?

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 28: Con đường của bé | Kết nối tri thức

3.2. Hoạt động 2: Trao đổi với bạn về lợi ích mà nghề nghiệp hoặc công việc đó mang lại cho cuộc sống (làm việc cá nhân, nhóm 2).

+ GV yêu cầu Hs trao đổi với nhau về lợi ích của những nghề nghiệp mà các em rút ra được từ các bài học

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc yêu cầu sau đó làm việc cá nhân và thảo luận nhóm 4

+ Hs ghi vào phiếu đọc sách những thông tin yêu cầu

- HS quan sát.

- HS viết bảng con.

- HS viết vào vở chữ hoa A, Ă, Â.

- HS trao đổi và nói với nhau về những lợi ích của những nghề nghiệp ....

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát video về một số nghề nghiệp

+ GV nêu câu hỏi: Em có ước mơ làm nghề gì?

- Hướng dẫn các em lên kế hoạch để thực hiện ước mơ đó

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức chuẩn khác: