Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 30: Một mái nhà chung - Kết nối tri thức


Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 30: Một mái nhà chung - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh đọc đúng rõ ràng bài thơ “Một mái nhà chung”.

- Ngữ điệu phù hợp với cảnh thiên nhiên sinh động.

- Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, đoạn thơ.

- Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ.

- Hiểu nội dung bài: Mọi vật đều có mái nhà riêng nhưng đều sống chung dưới bầu trời. Vì thế hãy bảo vệ và giữ gìn mái nhà chung đó.

- Ôn lại chữ viếu hoa M,N,V kiểu 2 qua viết ứng dụng.

- Hình thành và phát triển năng lực văn học (có khả năng quan sát các sự vật xung quanh); có tình yêu với thiên nhiên đất nước.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua bài thơ.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bà và những người thân qua bài thơ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Đọc đoạn 1 bài “Bác sĩ Y-éc-xanh” và trả lời câu hỏi : Y-éc-xanh là ai?Vì sao bà khách ao ước gặp ông?

+ GV nhận xét, tuyên dương.

+ Câu 2: Đọc đoạn 4 bài “Bác sĩ Y-éc-xanh” và nêu nội dung bài.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

+ Đọc và trả lời câu hỏi: Y-éc-xanh là người đã tìm ra vi trùng dịch hạch. Bà khách ao ước gặp ông phần vì ngưỡng mộ, phần vì tò mò muốn biêt điều gì khiến ông chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời này để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới.

+ Đọc và trả lời câu hỏi: Bài văn cho biết vì trách nhiệm, bổn phận với ngôi nhà chung Trái Đất, bác sĩ Y-éc-xanh đã phải xa gia đình, Tổ quốc của mình đến giúp đỡ nhân dân Việt Nam.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- Học sinh đọc đúng rõ ràng bài thơ “Một mái nhà chung”.

- Ngữ điệu phù hợp với cảnh thiên nhiên sinh động.

- Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, đoạn thơ.

- Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ.

- Hiểu nội dung bài: Mọi vật đều có mái nhà riêng nhưng đều sống chung dưới bầu trời. Vì thế hãy bảo vệ và giữ gìn mái nhà chung đó.

- Ôn lại chữ viếu hoa M,N,V kiểu 2 qua viết ứng dụng.

- Hình thành và phát triển năng lực văn học (có khả năng quan sát các sự vật xung quanh); có tình yêu với thiên nhiên đất nước.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV giới thiệu bài đọc qua tranh minh họa: Tranh vẽ bầu trời cao xanh, ôm lấy vạn vật, từ con người đến cỏ cây, muôn loài.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. Giọng đọc thể hiện được cảm xúc tươi vui trước hình ảnh thiên nhiên.

- GV dừng ở khổ thơ thứ hai và hỏi: Còn mái nhà của em có đặc điểm gì?

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, chú ý đọc đúng, rõ ràng các câu thơ. Giữa các khổ thơ, nghỉ hơi dài hơn. Giọng đọc cố gắng thể hiện thiên nhiên sinh động.

- GV chia khổ thơ: (4 khổ)

+ Khổ 1: Từ đầu đến xanh rập rình.

+ Khổ 2: Tiếp theo cho đến Tròn vo bên mình.

+ Khổ 3: Tiếp theo cho đến Hoa giấy lợp hồng.

+ Khổ 4: Tiếp theo cho đến Xanh đến vô cùng.

+ Khổ 5: Tiếp theo cho đến Bảy sắc cầu vồng.

+ Khổ 6: Còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.

- Luyện đọc từ khó: dím, rập rình,…

- Luyện đọc ngắt nhịp thơ:

- GV giải thích thêm một số từ khó hiểu.

- Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 4.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Bài thơ nhắc đến mái nhà riêng của những con vật nào?

+ Câu 2: Ghép tư ngữ ở A với từ ngữ ở B để nói đúng đặc điểm ngôi nhà của từng con vật?

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 30: Một mái nhà chung | Kết nối tri thức

- GV hỏi thêm: Vì sao chúng lại được gọi là ngôi nhà của mỗi con vật?

Điều gì xảy ra nếu các con vật đó không còn nơi để ở?

+ Câu 3: Giới thiệu về mái nhà riêng của các bạn nhỏ trong bài thơ.

+ Câu 4: Mái nhà chung của muôn loài là gì?

- GV hỏi thêm: Tìm từ ngữ miêu tả bầu trời xanh – mái nhà chung của muôn vật trong bài thơ Một mái nhà chung?

Vì sao bầu trời là mái nhà chung?

+ Câu 5: Em muốn nói điều gì với những người bạn cùng chung sống dưới mái nhà chung?

- GV mời HS nêu nội dung bài thơ.

- GV chốt: Mọi vật đều có mái nhà riêng nhưng đều sống chung dưới bầu trời. Vì thế hãy bảo vệ và giữ gìn mái nhà chung đó.

2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc thuộc lòng (làm việc cá nhân, nhóm 2).

- GV cho HS chọn 4 khổ thơ mình thích và đọc một lượt.

- GV cho HS luyện đọc theo cặp.

- GV cho HS luyện đọc nối tiếp.

- GV mời một số học sinh thi đọc thuộc lòng trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- HS trả lời theo suy nghĩ riêng.

- HS lắng nghe

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu thơ.

- HS chú ý.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Mái nhà riêng của chim, cá, dím. ốc.

+ Mái nhà của chim – lợp nghìn lá biết. Mái nhà của cá- sóng xanh rập rình. Mái nhà của dím- sâu trong lòng đất. Mái nhà của ốc – tròn vo bên mình.

+ Vì đó là nơi ở của các con vật.

+ Các con vật sẽ gặp nguy hiểm.

+ Mái nhà của mỗi bạn nhỏ trong bài thơ rất khác nhau. Có mái nhà rợp bóng cây xanh mát của giàn gấc lúc lỉu quả chín đỏ. Có mái nhà được tô điểm bởi sắc hoa giấy rực rỡ.

+ Mái nhà chung của muôn loài là bầu trời xanh, xanh đến vô cùng.

- HS trả lời: Các từ ngữ: xanh, xanh đến vô cùng, rực rỡ, bảy sắc cầu vồng.

- Vì từ con người đến muôn vật đều sống chung dưới một bầu trời. Bầu trời ôm ấp, che chở, cung cấp không khí cho con người,loài vật và cây cối.

+ HS nêu theo suy nghĩ riêng: Hãy chung tay bảo vệ bầu trời vì bầu trời là mái nhà chung che chở và bảo vệ muôn loài.

- HS nêu theo hiểu biết của mình.

- 2-3 HS nhắc lại nội dung bài thơ.

- HS chọn 4 khổ thơ và đọc lần lượt.

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS luyện đọc nối tiếp.

- Một số HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.

3. Luyện viết.

- Mục tiêu:

+ Ôn lại chữ viếu hoa M,N,V kiểu 2 qua viết ứng dụng.

+ Viết đúng chữ viết hoa M,N,V kiểu 2 cỡ nhỏ, viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng có chữ viết hoa M,N,V kiểu 2.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1. Hoạt động 4: Ôn chữ viết hoa (làm việc cá nhân, nhóm 2)

- GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa M,N,V kiểu 2

- GV viết mẫu lên bảng.

- GV cho HS viết bảng con (hoặc vở nháp).

- Nhận xét, sửa sai.

- GV cho HS viết vào vở.

- GV chấm một số bài, nhận xét tuyên dương.

3.2. Hoạt động 5: Viết ứng dụng (làm việc cá nhân, nhóm 2).

a. Viết tên riêng.

- GV mời HS đọc tên riêng.

- GV giới thiệu: Việt Nam là đất nước hình chữ chữ S, thuộc khu vực Đông Nam Á...

- GV yêu cầu HS viết tên riêng vào vở.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

b. Viết câu.

- GV yêu cầu HS đọc câu.

- GV giới thiệu câu ứng dụng: câu ca dao là bài ca chứa chan tình cảm, tình yêu của người miền Nam kính dâng lên Bác. Qua câu ca dao này chúng ta thấy hình ảnh Bác càng cao đẹp hơn, gần gũi hơn. Bác muôn đời là hoa sen đẹp nhất, là những gì cao quý nhất, sáng ngời nhất của nước Việt Nam.

- GV nhắc HS viết hoa các chữ trong câu thơ: T,M, V, N, B, H. Lưu ý cách viết thơ lục bát.

- GV cho HS viết vào vở.

- GV yêu cầu nhận xét chéo nhau trong bàn.

- GV chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát video.

- HS quan sát.

- HS viết bảng con.

- HS viết vào vở chữ hoa M,N,V kiểu 2.

- HS đọc tên riêng: Việt Nam.

- HS lắng nghe.

- HS viết tên riêng Việt Nam vào vở.

- 1 HS đọc yêu câu:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe

- HS viết câu thơ vào vở.

- HS nhận xét chéo nhau.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát video cảnh đẹp một số nơi ở Việt Nam.

+ GV nêu câu hỏi em thấy có những cảnh đẹp nào mà em thích ở Việt Nam?

- GV hỏi: Em cần làm gì để bảo vệ những cảnh đẹp đó?

- Hướng dẫn các em có trách nhiệm bảo vệ môi trường và tuyên truyền với mọi người cùng nhau bảo vệ môi trường.

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- HS chú ý lắng nghe và thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức chuẩn khác: