Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Lần đầu ra biển - Kết nối tri thức


Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Lần đầu ra biển - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn, cả câu chuyện Lần đầu ra biển

- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn bộc lộ cảm xúc, đọc lời của nhân vật trong câu chuyện với ngữ điệuphù hợp.

- Hiểu nội dung câu chuyện; nhận biết được cảm xúc của nhân vật trước những sự vậtmới lạ, người bạn mới gặp. Hiểu được điểu tác giả muốn nói qua câu chuyện: Mỗi chuyến đi chơi, tham quan giúp ta có thêm hiểu biết vể thiên nhiên và con người.

- Phát triển kĩ năng đọc thông tin qua hình ảnh

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học

- Cách tiến hành:

- Gv cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Nếu lớp em lên kế hoạch đi dã ngoại, em thích đi chơi biển hay núi ? Vì sao ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Bài đọc nói về một bạn nhỏ lần đầu được thấy biển,bạn ấy đã ngạc nhiên, thích thú khám phá được những điều mới lạ, gặp được người bạn mới.

- HS quan sát tranh

+ HS trả lời cá nhân và nêu lý do.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài đọc “Lần đầu ra biển”

+ Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

+ Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể ghi trong nhật kí.

+ Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm, lời nói của nhân vật.

+ Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc cả bài (đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm,câu thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, thích thú của Thắng khi lấn đáu thấy biển).

- GV dùng tranh ảnh đã chuẩn bị, giới thiệu thành phốQuy Nhơn, cảnh đẹp của biền Quy Nhơn: Mũi Én, Ghénh Ráng,...

- GV hướng dẫn đọc:

+ Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai : thuở bé, rón rén. Ghểnh Ráng,...).

+ Đọc diễn cảm câu nói thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú cùa nhản vật: A! Biển! Biển đây rối. Thích quá!”; “Ôi! Biển rộng quá, xanh quá, chẳng nhìn thấy bờ bên kia đâu”.

- 4 HS đọc nối tiếp cả bài: 1 HS đọc đoạn từ đầu đến chẳng nhìn thây bờ bên kia đâu;3 HS đọc theo vai đoạn đối thoại giữa Thắng và Hải (từ Thắng đi xuống gân mép nước đến Hố Tây rộng lắm nhưng không rộng bằng biển thế này.):1 HS đọc lời dẫn chuyện, 1 HS đọc lởi cùa Thắng, 1 HS đọc lời của Hải.

- HS làm việc nhóm (4 em/ nhóm) đọc nối tiếp như hướng dẫn ở trên.

- HS khá, giỏi đọc cả bài.

- GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Tìm những câu thể hiện cảm xúc của Thắng khi lần đầu tiên thấy biển ?

+ Câu 2: Biển hiện ra như thế nào trước mắt  Thắng?

+ Câu 3: Thắng đã chú ý đến con vật gì trên bãi biển ?

+ Câu 4: Đóng vai Thắng, giới thiệu về Hải ?

+ Câu 5: Theo em, cuộc gặp gỡ giữa Thắng và Hải hứa hẹn những điều gì thú vị tiếp theo ?

- GV cũng có thể nêu cảu hỏi để khuyến khích HS nói theo suy nghĩ của mình (Thắng và Hải có thế sẽ trở thành đôi bạn thân. Vậy, tiếp theo hai bạn có thể làm nhữngđiểu thú vị gì? )

2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại

- GV đọc diễn cảm toàn bài

- GV cho HS luyện đọc theo cặp.

- GV cho HS luyện đọc nối tiếp.

- GV mời một số học sinh thi đọc trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát

- HS đọc từ khó.

- HS luyện đọc

- 4 HS đọc nối tiếp.

- Đọc nối tiếp theo lời của nhân vật.

- HS đọc toàn bài

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ A! Biển! Biển đây rồi. Thích quá!

+ Thắng reo toáng lên, vượt qua bó và anh Thái chạy ào ra bãi cát.

+ Cậu đứng ngây ra nhìn biển.

+ Biển hiện ra trước mắt Thắng rất rộng, rất xanh,chẳng nhìn thấy bờ bên kia đâu.

+ Thắng chú ý đến một con vật bé tẹo, rất lạ, chưanhìn thấy bao giờ; chỉ cần đi đến gẩn là nó chạy biến vào hang.

+ Đây là người bạn tớ mới làm quen khi đi chơi ở Quy Nhơn vào dịp nghi hè. Bạn ẵy tênlà Hải. Hải là người thân thiện, vui vẻ. Cậu ấy đã chì cho tớ tháy cảnh đẹp của vùng biển Quy Nhơn. Chúng tớ hẹn ngày mai sẽ lại gặp nhau.

+ Dựa vào đoạn cuối bài đọc, có thế thấy những điéu thú vị tiếp theo như Hải có thể dần Thầng đi tham quan cảnh đẹp ở Quy Nhơn, đi đá bóng, đi tẳm biển,... Cũngcó thể, Thắng và Hài sẽ trao đổi địa chi để viết thư thăm hỏi nhau; có thê’ Hải sẽ mờiThắng vể nhà chơi,...

+ HS trả lời ý kiến riêng.

- 2-3 đọc bài

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS luyện đọc nối tiếp.

- Một số HS thi đọc trước lớp.

3. Luyện viết.

- Mục tiêu:

+ Biết tìm đọc bài về những hoạt động yêu thích của trẻ em và viết vào phiếuđọc sách theo mẫu; chia sẻ vé những điéu biết được qua bài đọc.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1. Hoạt động 4: ĐỌC MỞ RỘNG

- GV cho HS quan sát phiếu đọc sách và hướng dẫn HS làm và ghi những thôngtin vé bài đã đọc vào phiếu đọc sách:

+ Ngày đọc :

+ Tên bài :

+ Tác giả :

- Ngoài ra còn có những thông tin về nội dung văn bản :

+ Hoạt động được nói đến trong bài đọc

+ Chi tiết em thích nhất trong bài.

- GV hướng dẫn HS chọn số ngôi sao để đánh giá mức độ yêu thích với VB đà đọc.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, chia sẻ với bạn về những điều em biết được qua bài đã đọc.

- Đại diện 2-3 nhóm chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- HS quan sát phiếu và thực hiện yêu cầu :

+ HS ghi lại các hoạt động vào phiếu.

- Thảo luận nhóm

- Đại diện các nhóm chia sẻ. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát video cảnh đẹp ở Biển

+ GV nêu câu hỏi em nêu cảm nhận của mình về cảnh đẹp này

- Hướng dẫn các em lên kế hoạch nghỉ hè năm tới vui vẻ, an toàn.

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức chuẩn khác: