Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Lớp học cuối đông - Chân trời sáng tạo


Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 4: Lớp học cuối đông - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Trao đổi được với bạn về việc làm của các bạn nhỏ trong mỗi bức tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.

- Hiểu được nội dung bài đọc: Các bạn học sinh miền núi vừa biết giúp đỡ gia đình, vừa biết vượt khó để đến lớp. Mỗi bạn chính là một búp măng non.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, Bảng phụ viết đoạn từ Đêm qua,… đến yêu lao động.

    - Tranh ảnh, clip nói về những việc làm của những bạn nhỏ để tổ chức hoạt động khởi động.

HS: SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động:

Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. Trao đổi được với bạn về việc làm của các bạn nhỏ trong mỗi bức tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa.

Cách tiến hành:

HS hoạt động nhóm đôi chia sẻ với bạn về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh hay ảnh

GV giới thiệu bài mới. GV ghi tên bài đọc mới “Lớp học cuối đông”.

Hs đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phỏng đoán nội dung bài đọc.

Hs khác nhận xét.

Hs lắng nghe.

2. Hoạt động Khám phá và luyện tập:

 Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc. Ngắt nghỉ đúng dấu câu đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu Các bạn học sinh miền núi vừa biết giúp đỡ gia đình, vừa biết vượt khó để đến lớp. Mỗi bạn chính là một búp măng non.

Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

- GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: giọng đọc toàn bài thong thả, chậm rãi; nhấn giọng những từ ngữ tả cảnh thiên nhiên, hoạt động, trạng thái của thầy giáo và các bạn nhỏ.

- Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng câu.

- Gv hướng dẫn HS cách đọc 1 số từ khó: rũ, phả, rủ, sưởi.

- GV chia đoạn: (4 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến phả thêm hơi lạnh.

+ Đoạn 2:Tiếp theo đến bên đống lửa.

+ Đoạn 3: Tiếp theo đến bàn tay yêu lao động.

+ Đoạn 4: còn lại.

- Luyện đọc câu dài:

Bạn Mai/ thì kể về đam cưới của chị gái,/về bộ váy ao đẹp nhất,/sặc sỡ nhất/mà bạn nhìn thấy.//Cái hàng rào đá/được xếp bằng những hòn đá xanh,/bằng sự khéo léo,/cần cù/của những bàn tay yêu lao động…//,…

- Giải nghĩa từ khó: rũ (khô héo, không còn sức sống); xám xịt ( xám đen lại trông tối và xấu)

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

Gọi 1 hs đọc cả bài

2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 3 câu hỏi trong sgk.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Những chi tiết nào trong bài cho thấy trời rất rét?

+ Câu 2: Mỗi bạn kể cho thầy giáo nghe những chuyện gì?

+ Câu 3: Nhờ đâu căn phòng trở nên rộn ràng?

+ Câu 4: Theo em, mỗi bạn nhỏ có điểm gì đáng khen?

+ Câu 5: Kể với thầy cô giáo về một việc tốt em đã làm cùng người thân?

- GV chốt nội dung bài đọc:Mỗi bạn nhỏ đáng khen vì vừa biết giúp đỡ gia đình trong lao động, trong cuộc sống và biết vượt khó để đến lớp.

2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại.

- GV xác định lại giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng

- Gv cho HS luyện đọc theo nhóm đoạn từ Đêm qua, … đến yêu lao động.

Gv tổ chức hs đọc trong nhóm.

Nhận xét

Hs lắng nghe

HS đọc thành tiếng câu. Luyện đọc từ khó do HS phát hiện.

Hs quan sát theo dõi

2-3 hs đọc trước lớp.

Hs luyện đọc đoạn trước lớp.

Hs khác nhận xét bổ sung.

Hs lắng nghe

HS luyện đọc theo nhóm 4

1 hs đọc cả bài

- HS thảo luận nhóm trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Cuối mùa đông, trời rét thêm, mặt đất cứng lại, cây cối rũ lá úa vàng, đá xám xịt phả thêm hơi lạnh

+ Bạn Mua kể về đám cưới của chị gái với bộ váy áo đẹp đẽ, sặc sỡ. 

- Đêm qua con bò nhà bạn Súa đẻ một con bê mập. 

- Bạn Chơ kể về cái hàng rào đá mà bố con bạn đang xếp dở.

+ Căn phòng nhỏ trở nên rộn ràng vì tiếng Mông lẫn với tiếng Kinh

+ Các bạn là những em bé ngây thơ, trong sáng, biết giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức của mình.

+ Em đã giúp mẹ nhặt rau, vo gạo

Em giúp bố tưới cây, bắt sâu trong vườn

2-3 HS nhắc lại

-HS lắng nghe.

HS luyện đọc lại trong nhóm.

Một vài HS đọc trước lớp.

Nhận xét tuyên dương.

3. Vận dụng

a. Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

Gọi hs nêu lại nội dung bài

1 hs nêu trước lớp.

Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài mới.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo chuẩn khác: