Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bên ô cửa đá - Cánh diều
Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bên ô cửa đá - Cánh diều
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Bài đọc 2: BÊN Ô CỬA ĐÁ (T5+6)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
1.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Đọc thành tiếng trôi chảy bài thơ. Phát âm đúng các từ ngữ trong bài có âm, vần, HS địa phương dễ đọc sai: leo dốc, lảnh lót, nắng lên, bao la, đỏ lửa,.. ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ.
– Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Nói về vẻ đẹp yên bình, cuộc sống bình dị của bà con bản Mông và tình yêu của bạn HS người Mông dành cho bản mình.
- Ôn luyện về câu: câu kể và câu cảm.
1.2. Phát triển năng lực văn học
- Hiểu và biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp. Hiểu và biết bày tỏ sự đồng cảm với tình yêu quê hương của bạn nhỏ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc, thảo luận trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Bồi dưỡng tình yêu quê hương; yêu mến và quý trọng các dân tộc anh em).
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi “Xì điện”. - Hình thức chơi: HS nêu tên một dân tộc ở Việt Nam và chỉ định 1 bạn khác bất kì nêu tiếp, bạn nào nêu chậm hoặc nêu lại là bị thua phải nhường quyền trả lời cho bạn khác. GV mời 1 HS làm quản trò lên cho các bạn chơi. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS nghe luật chơi - HS tham gia trò chơi - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. -Mục tiêu: + Đọc thành tiếng trôi chảy bài thơ. Phát âm đúng các từ ngữ trong bài có âm, vần, HS địa phương dễ đọc sai: leo dốc, lảnh lót, nắng lên, bao la, đỏ lửa,.. ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ. + Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. + Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Nói về vẻ đẹp yên bình, cuộc sống bình dị của bà con bản Mông và tình yêu của bạn HS người Mông dành cho bản mình. - Cách tiến hành: | |
* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng. - GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm toàn bài. - GV HD đọc: Đọc diễn cảm toàn bài,giọng vui tươi, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia khổ thơ: (4khổ) + Khổ1: Từ đầu đến đằng xa. + Khổ2: Tiếp theo cho đến ô cửa. + Khổ3: Tiếp theo cho đến học bài. + Khổ4: Còn lại - GV gọi HS đọc nối tiếp theo khổ thơ. - Luyện đọc từ khó: leo dốc, lảnh lót, nắng lên, bao la, đỏ lửa,.... - Luyện đọc câu: Buổi sáng em ngồi học/ Mây rủ nhau vào nhà/ Ông Mặt Trời khó nhọc/ Đang leo dốc đằng xa.// - GV kết hợp cho HS giải nghĩa từ. - Luyện đọc từng khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. - GV nhận xét các nhóm. * Hoạt động 2: Đọc hiểu. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Tìm những hình ảnh trong các khổ thơ 1, 2 miêu tả vẻ đẹp của buổi sáng vùng cao? - GV chiếu khổ thơ 1, 2 lên bảng để HS báo cáo – GV gạch dưới từ ngữ. + Câu 2: Các khổ thơ 3, 4 cho em biết điều gì về cuộc sống của đồng bào Mông? + Câu 3: Em hiểu hai dòng thơ cuối như thế nào? a) Bản Mông sơ sài nhưng vẫn có rất nhiều điều lạ. b) Trên núi đá chênh vênh có rất nhiều điều lạ. c) Bạn nhỏ biết thêm nhiều điều mới lạ từ những trang sách. GV nói thêm: Hai dòng cuối tập trung nói về sự chăm chỉ học hành của bạn nhỏ và những điều bạn nhỏ học được từ sách. Bản Mông tuy sơ sài và còn nhiều khó khăn nhưng nhờ chăm chỉ học tập nên bạn nhỏ đã khám phá được nhiều điều mới mẻ và thú vị. + Câu 4: Bài thơ cho thấy tình cảm của bạn nhỏ với quê hương mình như thế nào? - GV mời HS nêu nội dung bài. - GV Chốt: Bài thơ nói về vẻ đẹp yên bình, cuộc sống bình dị của bà con bản Mông và tình yêu của bạn HS người Mông dành cho bản mình. |
- Hs lắng nghe. - HS lắng nghe cách đọc. - 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát - HS đọc nối tiếp theo khổ thơ. - HS đọc từ khó. - 2-3 HS đọc câu. - HS đọc từ ngữ: - HS luyện đọc theo nhóm 4. - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: + Các hình ảnh: mây rủ nhau vào nhà, ông Mặt Trời leo dốc, tiếng chim ca kéo nắng lên, nắng lên rạng rỡ, khoảng trời bao la. + Đồng bào Mông ăn những món ăn được làm từ ngô, nuôi ngựa, cất nhà trên núi đá. + Ý đúng là c) Bạn nhỏ biết thêm nhiều điều mới lạ từ những trang sách. - HS lắng nghe. + HS nói theo suy nghĩ cá nhân. VD: Bạn nhỏ rất yêu quê mình. / Bạn nhỏ rất gắn bó vớiquê hương mình. / Bạn nhỏ luôn thấy quê mình rất đẹp và rất thân thương,...) - 1-2 HS nêu nội dung bài theo hiểu biết. - HS đọc lại nội dung bài. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn