Giáo án Luyện từ và câu: Đặt và trả lời câu hỏi bằng gì. Dấu chấm, dấu hai chấm mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt lớp 3


Giáo án Luyện từ và câu: Đặt và trả lời câu hỏi bằng gì. Dấu chấm, dấu hai chấm mới, chuẩn nhất

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- Tìm và nêu tác dụng dấu hai chấm trong đoạn văn.

- Điền đúng dấu chấm, dấu hai chấm vào chỗ thích hợp.

- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi bằng gì?

2. Kĩ năng: Ghi nhớ và sử dụng dấu hai chấm hợp lí

3. Thái độ: Yêu thích từ ngữ tiếng Việt, có ý thức sử dụng đúng dấu hai chấm

4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:        

- GV: Bảng phụ

- HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 1. HĐ khởi động (3 phút):

- Trò chơi: “ Gọi thuyền”:  Đặt và TLCH Bằng gì? 

- Kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

- HS chơi dưới sự điều hành của TBHT


-  Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

 2. HĐ thực hành (30 phút):

*Mục tiêu : - Tìm và nêu tác dụng dấu hai chấm trong đoạn văn.

 - Điền đúng dấu chấm, dấu hai chấm vào chỗ thích hợp.

 - Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi bằng gì?

*Cách tiến hành: 

*Việc 1: Dấu chấm, dấu hai chấm

Bài 1: 

- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1.

- Gọi 1 HS đọc đoạn văn trong bài

-  Yêu cầu Hs N2→ chia sẻ.

+ Trong bài có mấy dấu hai chấm?
 
+ Vậy theo em, dấu hai chấm thứ nhất dùng để làm gì ?

+ Dấu hai chấm thứ 2 dùng để làm gì ?

 


+ Dấu hai chấm thứ 3 dùng để làm gì ?

 

- Qua bài tập, em thấy dấu hai chấm được dùng làm gì?
=> Dấu hai chấm dùng để báo hiệu cho người đọc biết tiếp sau đó là lời của một nhân vật  hoặc lời giải thích cho ý đứng trước.

*GV theo dõi, giúp đỡ nhóm đối tượng còn lúng túng để hoàn thành BT

Bài 2:

- Gọi 2 HS đọc đoạn văn trong bài.

- GV giới thiệu đôi nét về nhà bác học Đác-uyn
 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn, thảo luận nhóm 4 để điền dấu câu phù hợp (bằng bút chì) vào các ô trống của đoạn văn trong vở bài tập.



- GV nhận xét, phân tích chốt lại lời giải đúng.

- Yêu cầu nhắc lại tác dụng của dấu chấm, dấu hai chấm

*Việc  2: Đặt và trả lời câu hỏi “Bằng gì?” 

Bài 3:
 
- Nêu yêu cầu của bài tập (Bảng phụ ).

- Gọi 1 HS đọc các câu văn trong bài.
 - Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập. Một HS làm bảng nhóm (Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì?  trong mỗi câu văn)

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng



*GV lưu ý đối tượng HS M1 đặt và trả lời được câu hỏi Bằng gì?



* HĐ nhóm đôi → Cả lớp


- 2 HS nêu YC BT, lớp đọc thầm.

-  1 HS đọc đoạn văn trong bài.

- HS làm bài N2→ chia sẻ

+ Ba dấu hai chấm

+ Dùng để dẫn lời nói của nhân vật Bồ Chao

+ Dấu hai chấm thứ 2 dùng để báo hiệu tiếp sau là lời giải thích cho sự việc.
+ Dấu hai chấm thứ 3 dùng để báo hiệu lời nói của Tu Hú.
 
- HS trả lời

 

- Nghe.


 



* Nhóm 4 → Cả lớp

- 2 HS đọc đoạn văn trong bài.

 

- HS nghe


- HS đọc thầm đoạn văn, thảo luận nhóm bàn để điền dấu câu phù hợp (bằng bút chì) vào các ô trống của đoạn văn trong vở bài tập. Một nhóm điền dấu câu vào các ô trống của đoạn văn ghi trên phiếu.
 - HS thống nhất đáp án, chia sẻ:

* Đáp án: 1. dấu chấm, 2. dấu hai chấm, 3. dấu hai chấm


- 2 HS nhắc lại



* Cá nhân → Cả lớp


- HS đọc YC

- 1 HS đọc các câu văn trong bài.
 -  HS làm bài vào vở bài tập.

- HS chia sẻ KQ

- HS thống nhất KQ → chữa bài vào vở.

a) Nhà ở vùng này phần nhiều làm bằng gỗ xoan.
b) Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng đôi bàn tay khéo léo của mình.
c) Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Việt Nam ta đã xây dựng nên non sông gấm vóc bằng trí tuệ, mồ hôi và cả máu củamình.

3. HĐ ứng dụng (1 phút): 

- Ghi nhớ tác dụng của dấu hai chấm

 4. HĐ sáng tạo (1 phút):


- VN đặt câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi "bằng gì?"

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: