Giáo án Luyện từ và câu: So sánh. Dấu chấm mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt lớp 3


Giáo án Luyện từ và câu: So sánh. Dấu chấm mới, chuẩn nhất

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- Tìm đ­ược những hình ảnh so sánh trong các câu thơ,văn. Nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó .

- Ôn luyện về dấu chấm: điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ch­ưa đánh dấu chấm 

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng sử dụng câu và sử dụng dấu câu.

3. Thái độ: Yêu thích từ ngữ Tiếng Việt, yêu thích các hỉnh ảnh đẹp, yêu thích môn học.

4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:        

- GV: Bảng phụ ghi nội dung BT3, bảng ghi TC Nối đúng – nối nhanh

- HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 1. HĐ khởi động (3 phút):

- Trò chơi: Nối đúng – Nối nhanh

Nối cột A với cột B – Giải thích vì sao?

A

B

Cây cau

Thẳng tắp

Cây bàng

Rực rỡ trong hè

Cây phượng

Nàng công chúa

Cây hoa hồng

Cái ô xanh

- Kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.


- HS thi đua nhau nêu kết quả

- Giải thích lý do nối: Vì liên tưởng tới đặc điểm của chúng.

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

 2. HĐ thực hành (28 phút):

*Mục tiêu : Tìm đ­ược những hình ảnh so sánh trong các câu thơ,văn. Nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó. Điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ch­ưa đánh dấu chấm. 

*Cách tiến hành: 

Bài 1: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)


- Đặt câu hỏi chốt từng ý, VD:

+ Ở câu a) có sự vật nào được so sánh với nhau?

+ Vì sao tác giải lại so sánh chúng với nhau?

+ 2 sự vật đó được so sánh với nhau qua từ so sánh nào?

- Các câu khác làm tương tự

Bài 2: (Cá nhân - Lớp)



- Gọi HS nêu là các từ đã từ được.

- Cho HS nêu thêm 1 số từ khác có thể thay thế, ví dụ: tựa như, giống như, giống,...

Bài 3: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)

- Treo bảng phụ ghi nội dung



- 1 HS chia sẻ kết quả trên bảng lớp

- GV chốt kết quả

- HS tự tìm hiểu bài, làm bài cá nhân.

- Chia sẻ cặp đôi.

- Chia sẻ kết quả trước lớp.

→ Mắt – vì sao


→ Đều sáng


- Tựa



- HS tự ghi ra những từ chỉ sự so sánh đã phát hiện ở bài tập 1:

Tựa, như, là,





- HS làm bài cá nhân bằng chì (ra SGK).

- Chia sẻ kết quả trong cặp

- Chia sẻ kết quả trước lớp (1 bạn làm bảng lớp.

- HS đọc lại bài

3. HĐ ứng dụng (3 phút): 


- Tìm các hình ảnh so sánh mà em biết (làm miệng)

- Chép lại đoạn văn BT3 theo yêu cầu.

 4. HĐ sáng tạo (1 phút):


- Viết ra những câu văn có hình ảnh so sánh. Chú ý diễn đạt cho sinh động.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: