Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Nhà rông - Cánh diều


Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Nhà rông - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Bài 04: NHÀ RÔNG (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh địa phương dễ viết sai (nhà rông, cao lớn, làng nào, vót nan, đan lát...)

- Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc dộc đọc khoảng 70 tiếng/phút.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (cỏ tranh, bề thế, già làng, vót, nan...)

- Hiểu nội dung bài: Tả đặc điểm của nhà rông ở Tây nguyên và những sinh hoạt cộng đồng của người Tây nguyên gắn với nhà rông.

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yêu thích những nét đẹp và độc đáo của nhà rông Tây nguyên.

+ Cảm nhận được tinh thần đoàn kết cộng đồng và bản sắc văn hóa của các dân tộc ở Tây Nguyên – Một biểu tượng của văn hóa dân tộc Việt Nam.

+ Biết sử dụng các từ ngữ chỉ đặc điểm.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Ý thức chân trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài

Nói đến vùng đất Miền Trung và các dân tộc ở Tây Nguyên ngoài những hình ảnh về đua voi, tiếng cồng chiêng và tiếng đàn tơ rưng, các em còn nghĩ đến hình ảnh nổi bật về nhà cửa (Nhà rông) -> GV đưa hình ảnh

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Nhà rông - Cánh diều

- HS quan sát tranh, lắng nghe ý

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinhđịa phương dễ viết sai (nhà rông, cao lớn, làng nào, vót nan, đan lát....)

+ Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút.

+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (cỏ tranh, bề thế, già làng, vót, nan...)

+ Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yếu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, chậm rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. (cao lớn nhất, bề thế, khang trang)

- GV tổ chức cho học sinh luyện đọc.

- GV giúp học sinh biết cách ngắt nghỉ hơi đúng, đọc gây ấn tượng ở các từ ngữ làm nổi bật ý chính. (Hình dáng nhà rông có thể không giống nhau) nhưng bao giờ đó cũng là ngôi nhà sàn cao nhất/, đẹp nhất của làng….Làng càng lớn và có nhiều người tài giỏi thì nhà rông càng bề thế, khang trang)

- Gọi 1 học sinh đọc bài

- GV chia bài thành 4 đoạn.

+ Đoạn 1 : Từ đầu đến làng

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến khang trang

+ Đoạn 3: Tiếp theo đến dân làng

+ Đoạn 4: Còn lại

- GV gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn

- Luyện đọc từ khó: già làng, đan nát, cao lớn….

- GV tổ chức luyện đọc theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm

* Hoạt động 2 : Đọc hiểu

- GV gọi 4 học sinh đọc to nhất để đọc nối tiếp bài.

- Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.

- GV giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm đôi

( Luân phiên hỏi đáp từng câu hỏi và bổ sung ý kiến)

- GV nhận xét và bổ sung

1. Nhà rông có đặc điểm gì nổi bật?

2. Nhà rông được dùng để làm gì?

3. Vì sao có thể nói nhà rôn là nơi thể hiện tài năng và tinh thần cộng đồng của người Tây Nguyên?

- GV gọi HS nêu nội dung bài

- GV nhận xét và chốt nội dung bài : Tả đặc điểm của nhà rông ở Tây nguyên và những sinh hoạt cộng đồng của người Tây nguyên gắn với nhà rông.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp đoạn

- Luyện đọc từ khó và luyện ngắt nghỉ câu dài

- HS luyện đọc theo nhóm 4

- HS thảo luận nhóm đôi

- Một số nhóm báo cáo kết quả trước lớp .

- Quy mô: Lớn, cao, đẹp nhất trong làng.

- Vật liệu: Làm bằng gỗ tốt, kết hợp chất liệu tre nứa và lợp cỏ tranh

- Là nơi đón tiếp khách đến làng, nơi già làng bàn việc chung. nơi đàn ông ngồi trò chuyện, vót nan, đan nát. Là chỗ ngủ của con trai từ thiếu niên cho đến khi lấy vợ. Là nơi tổ chức những lễ cúng.

- Có thể nói nhà rông là nơi thể hiện tài năng và tinh thần cộng đồng của người dân Tây Nguyên vì: Dân làng cùng nhau làm nhà rông. Làng càng lớn và có nhiều người tài giỏi thì nhà rông càng bề thế, khang trang. Mỗi khi nói đến Tây Nguyên là người ta thường nhắc đến nhà rông.

- HS nêu nội dung theo ý hiểu của mình.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều chuẩn khác: