Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Sự tích thành Cổ Loa - Cánh diều


Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Sự tích thành Cổ Loa - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

BÀI ĐỌC 4: SỰ TÍCH THÀNH CỔ LOA

(TIẾT 5+6)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng từ ngữ chứa âm vần khó do ảnh hưởng âm địa phương: lập nên, nước Âu Lạc, xâm lược, lại đổ sập xuống, lập đàn, chẳng bao lâu, Loa Thành,... . Ngắt nghỉ hơi cho đúng.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: thành Cổ Loa, An Dương Vương, Tần, đàn, phù hộ, lẫy nỏ,...

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Giải thích nguồn gốc của thành Cổ Loa, nhắc nhở chúng ta nhớ về những người có công xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Biết tác dụng của dấu ngoặc kép; biết đặt câu có hình ảnh so sánh.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Phẩm chất yêu nước qua việc tìm hiểu nội dung câu chuyện.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “ Xì điện”.

- Hình thức chơi: HS nối tiếp nêu tên một loại trái cây mà em biết.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Ở các bài đọc trước, các em đã được biết về nhiều địa danh đẹp, nổi tiếng ở ba miền Bắc, Trung, Nam, cảm nhận được sự giàu đẹp của đất nước Việt Nam. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự tích thành Cổ Loa, ở Đông Anh, Hà Nội – một địa danh gắn liền với câu chuyện về vua An Dương Vương, vị vua đã có công xây thành, giúp nhân dân ta đánh giặc, bảo vệ đất nước.

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng từ ngữ chứa âm vần khó do ảnh hưởng âm địa phương: lập nên, nước Âu Lạc, xâm lược, lại đổ sập xuống, lập đàn, chẳng bao lâu, Loa Thành,... . Ngắt nghỉ hơi cho đúng.

+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: thành Cổ Loa, An Dương Vương, Tần, đàn, phù hộ, lẫy nỏ,...

+ Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Giải thích nguồn gốc của thành Cổ Loa, nhắc nhở chúng ta nhớ về những người có công xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm toàn bài.

- GV HD đọc: Giọng đọc chậm rãi, trầm hùng, phù hợp với nội dung truyền thuyết.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (4 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến phương Bắc.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến đến giúp.

+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến vua Thủy Tề.

+ Đoạn 4: Còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: lập nên, nước Âu Lạc, xâm lược, lại đổ sập xuống, lập đàn, chẳng bao lâu, Loa Thành.

- Luyện đọc câu: Bỗng có một ông già râu tóc bạc trắng hiện lên,/ nói với vua rằng:// “Sáng mai,/ nhà vua ra đón ở bờ sông,/ sẽ có Thần Kim Quy đến giúp.”//

- GV kết hợp cho HS giải nghĩa từ

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu

- GV tổ chức theo kĩ thuật Mảnh ghép: mỗi nhóm chuyên trả lời 1 câu hỏi. Sau đó, ở nhóm ghép, HS sẽ thảo luận cả 4 câu hỏi.

- Một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận; các nhóm khác nêu ý kiến, bổ sung.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Qua đoạn 1, em biết điều gì về vua An Dương Vương?

+ Câu 2: Ban đầu, công việc xây thành của nhà vua gặp khó khăn gì?

+ Câu 3: Ai đã giúp nhà vua diệt trừ yêu quái, xây Loa Thành?

+ Câu 4: Thần Kim Quy làm gì và nói gì với nhà vua trước khi chia tay?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Bài viết giải thích nguồn gốc của thành Cổ Loa, nhắc nhở chúng ta nhớ về những người có công xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS ghép được các từ ngữ với lời giải từ ngữ

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ An Dương Vương là vị vua đã lập nên nước Âu Lạc. Nhà vua cũng là người chỉ huy đánh thắng quân xâm lược Tần.

+ Rất nhiều lần, thành cứ đắp cao lên là lại đổ sập xuống.

+ Đó là Thần Kim Quy, sứ giả của vua Thuỷ Tề.

+ Thần Kim Quy rút một chiếc móng của mình đưa cho An Dương Vương và bảo: “Nhà vua giữ lấy móng này để làm lẫy nỏ. Khi có giặc thì đem ra bắn, một phát có thể giết được hàng nghìn quân giặc.”

- 1-2 HS nêu nội dung bài theo hiểu biết.

- HS đọc lại nội dung bài.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều chuẩn khác: