Giáo án Tập đọc: Chú ở bên bác Hồ mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt lớp 3


Giáo án Tập đọc: Chú ở bên bác Hồ mới, chuẩn nhất

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- Hiểu nghĩa các từ trong bài: Trường Sơn, Trường Sa, Kon Tum, Đắk Lắk,...

- Hiểu nội dung: Em bé ngây thơ nhớ chú bộ đội đã lâu không về nên nhắc nhở chú. Chú đã hy sinh, chú ở bên Bác Hồ. Bài thơ thể hiện tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc bài thơ).

2. Kĩ năng: 

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: dài dằng dặc, đảo nổi, Kon Tum, Đắk Lắck, đỏ hoe,...

- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tình yêu con người và cảnh đẹp của làng quê.

4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GD Quốc phòng - An ninh: Giáo dục học sinh lòng biết ơn các anh hùng, liệt sĩ quân đội, công an đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh trật tự.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:        

- Giáo viên: Bảng phụ chép khổ thơ 1, bản đồ Việt Nam.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Hát: “Chú bộ đội đi xa”.

- Giáo viên kiểm tra học sinh đọc nối tiếp  kể lại     4 đoạn của bài “Ở lại với chiến khu”.

+ 4 em lên tiếp nối kể lại các đoạn của bài. 

+ Nêu  nội dung câu chuyện. 

- Giáo viên kết nối kiến thức. 

- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. 


- Học sinh hát.

- Học sinh thực hiện.



- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc (15 phút)

*Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng nhịp.

* Cách tiến hành :

a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài

- Giáo viên đọc 2 khổ thơ đầu với giọng ngây thơ, hồn nhiên, thể hiện sự băn khoăn, thắc mắc rất đáng yêu của bé Nga. Khổ cuối đọc với nhịp chậm, trầm lắng, thể hiện sự xúc động nghẹn ngào của bố mẹ bé Nga khi ngứ đến người đã hi sinh.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng dòng thơ kết hợp luyện đọc từ khó

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.






c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ và giải nghĩa từ khó:



- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: 

- Hướng dẫn đọc câu khó: 

Chú Nga đi bộ đội/

Sao lâu quá là lâu!//

Nhớ chú,/ Nga thường nhắc://

- Chú bây giờ ở đâu?//      (…)


- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ Trường Sa, Hoàng Sa.

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.


- Học sinh lắng nghe.







- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp từng câu trong nhóm. 



- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (dài dằng dặc, đảo nổi, Kon Tum, Đắk Lắck, đỏ hoe,...)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng khổ trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc từng khổ trong nhóm.








- Đọc phần chú giải (cá nhân). 



- Lớp đọc đồng thanh toàn bài đọc.


3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút)

*Mục tiêu: Hiểu nội dung: Em bé ngây thơ nhớ chú bộ đội đã lâu không về nên nhắc nhở chú. Chú đã hy sinh, chú ở bên Bác Hồ. Bài thơ thể hiện tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc.

*Cách tiến hành: 

- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài.


*Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban Học tập điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Những câu nào cho thấy cháu Nga rất mong nhớ chú?

+  Khi Nga nhắc đến chú thái độ của Ba và mẹ ra sao?

- Giáo viên giải thích thêm từ bàn thờ (nơi thờ cúng những người đã mất: con cháu, người thân thắp hương tưởng nhớ vào những ngày giỗ Tết).

+ Vì sao chiến sĩ hy sinh vì tổ quốc đựơc nhớ mãi?


*Giáo viên kết luận: Vì những chiến sĩ đó đã hiến dâng cuộc đời mình cho hạnh phúc và bình yên của nhân dân, cho độc lập dân tộc của tổ quốc.

*GD Quốc phòng - An ninh: Giáo dục học sinh lòng biết ơn các anh hùng, liệt sĩ quân đội, công an đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh trật tự.

+ Vậy bài thơ muốn nói với các em điều gì?

* Giáo viên chốt lại: Em bé ngây thơ nhớ chú bộ đội đã lâu không về nên nhắc nhở chú. Chú đã hy sinh, chú ở bên Bác Hồ. Bài thơ thể hiện tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc.

- 1 học sinh đọc 4 câu hỏi cuối bài.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.


- Chú Nga đi bộ đội  sao lâu quá là lâu.


- Mẹ thương chú khóc đỏ hoe mắt, bố nhớ chú ngước lên bàn thờ.





- Vì những chiến sĩ đó đã hiến dâng cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình yên của nhân dân.

- Học sinh lắng nghe.




- Lắng nghe.




- Học sinh trả lời.




4. HĐ học thuộc lòng bài thơ (7 phút)

*Mục tiêu: Học sinh học thuộc lòng bài thơ.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp

- Giáo viên mời một số  học sinh đọc lại toàn bài thơ bài thơ.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc khổ thơ mình thích.

- Học sinh thi đua học thuộc lòng từng khổ thơ  của bài thơ.

- Giáo viên mời 2 em thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ. 



- Giáo viên nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.

- Học sinh đọc lại toàn bài thơ.




- Học sinh thi đua đọc thuộc lòng từng khổ của bài thơ.

- 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.

- Học sinh nhận xét.

- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay.

5. HĐ ứng dụng (1 phút) 





6. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài đọc. 

- Nêu một số tỉnh, địa danh gắn liền với những cuộc kháng chiến lịch sử của dân tộc.

- Sưu tầm những bài thơ, bài văn thể hiện tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của nhân dân với liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc.


ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: