Giáo án Tập đọc: Nhớ lại buổi đầu đi học mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt lớp 3


Giáo án Tập đọc: Nhớ lại buổi đầu đi học mới, chuẩn nhất

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

- Hiểu nội dung: Hiểu nội dung bài: Bài văn là những hồi tưởng đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu tiên đến trường. Học thuộc lòng 1 đoạn văn (HS M1 học thuộc lòng 2 câu).

(Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.)

2. Kĩ năng: 

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: nhớ lại, hằng năm, nao nức, tựu trường, nảy nở, gió lạnh, nắm tay, bỡ ngỡ,...

- Biết đọc bài văn với giọng hồi tưởng nhẹ nhàng, tình cảm.

3. Thái độ: Giáo dục HS sử dụng dấu câu hợp lí trong khi viết,…

4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mí.

*GDKNS:

- Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.

- Ra quyết định. 

- Đảm nhận trách nhiệm.   

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:        

- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk. Bảng phụ.

- HS: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút):

+ Vì sao Cô - li – a thấy khó viết bài tập làm văn? 

+ Thấy các bạn viết nhiều, Cô - li – a làm cách gì để bài viết dài ra? 

+ Bài đọc giúp em điều gì? 

- GV kết nối kiến thức. 

- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. 

- Hát bài: Bài ca đi học.

- Học sinh trả lời.





- Lắng nghe 

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc (15 phút)

*Mục tiêu: Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn bài.

* Cách tiến hành :

a. GV đọc mẫu toàn bài:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài, lưu ý HS đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó:

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.







c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 

+ Hằng năm,/ cứ vào cuối thu,/ lá ngoài đường rụng nhiều,/ lòng tôi lại nao nức/ những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.//

+ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy/ nảy nở trong lòng tôi/ như mấy cánh hoa tươi/ mỉm cười giữa bầu trời quang đãng//.




d. Đọc toàn bài: 

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.


- HS lắng nghe.


- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 



- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (nao nức, tựu trường, nảy nở,...)

- HS chia đoạn (3 đoạn như SGK).

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.












- 1 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- 1 HS đọc lại toàn bài.

3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút)

*Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài thông qua việc trả lời các câu hỏi.

*Cách tiến hành: 

- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài.




*GV hỗ trợ TBHT điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.


+ Trong ngày đến trường đầu tiên, vì sao tác giải thấy cảnh vật có sự thay đổi lớn?

+ Điều gì gợi tác giải nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường?


+ Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ rụt rè của đám bạn học trò mới tựu trường?

*GV chốt: Ngày đầu tiên đến trường đầu tiên với mỗi trẻ em... ai cũng hồi hộp... khó có thể quên kỉ niệm của ngày đến trường đầu tiên.

- 1 HS đọc 3 câu hỏi cuối bài.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.



- HS đọc thầm đoạn 1+2.

- Nhiều HS phát biểu theo ý hiểu



- Lá ngoài đường rụng nhiều …


- HS đọc thầm đoạn 3.

- Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân chỉ dám đi từng bước nhẹ …




4. HĐ Đọc diễn cảm (7 phút)

*Mục tiêu: HS đọc diễn cảm đoạn 1 (hoặc đoạn 3) trong bài.

*Cách tiến hành: Hoạt động theo nhóm - cả lớp

- Giáo viên đọc đoạn1.

- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 2 HS. HS mỗi nhóm tự chia sẻ giọng đọc cho nhau.

*Chú ý giọng hồi tưởng, nhẹ nhàng, đầy cảm xúc; nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.…

      Hằng năm,/ cứ vào cuối thu,/ lá ngoài đường rụng nhiều,/ lòng tôi lại nao nức/ những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.// Tôi quên thế nào đượcnhững cẩm giác trong sáng ấy/ nảy nở trong lòng tôi/ như mấy cánh hoa tươi/ mỉm cười giữa bầu trời quang đãng//.

- Gọi các nhóm thi đọc.

- Gv cùng cả lớp bình chọn nhóm đọc hay nhất.

- HS lắng nghe.

- Luyện đọc theo cặp đôi.

- Đọc nâng cao trong N 2.


- Lắng nghe, ghi nhớ. 











- Các nhóm thi đọc trước lớp.

- Nhận xét.

5. HĐ ứng dụng (1 phút) 

- VN tiếp tục luyện đọc diễn cảm.

6. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Sưu tầm và luyện đọc các bài văn có chủ đề tương tự. Tìm ra cách đọc hay cho bài văn đó.

=> Đọc trước bài: Trận bóng dưới lòng đường.


ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: