X

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 mới

Giáo án Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Truyền thống mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5


Giáo án Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Truyền thống mới, chuẩn nhất

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết một số từ liên quan đến truyền thống dân tộc.

Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt: Truyền thống gồm từ truyền ( trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và từ thống (nối tiếp nhau không dứt); làm được các BT1, 2, 3.

4. Năng lực: 

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

3. Phẩm chất: Giáo dục lòng tự hào về truyền thống dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1. Đồ dùng 

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, bảng nhóm, từ điển

- Học sinh: Vở viết, SGK , bút dạ, bảng nhóm.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" lấy VD về cách liên kết câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ 

- Gọi HS đọc thuộc lòng phần ghi nhớ

- GV nhận xét 

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS đọc

- HS nhận xét

- Ghi vở 

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

* Mục tiêu:

     - Biết một số từ liên quan đến truyền thống dân tộc.

     - Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt: Truyền thống gồm từ truyền ( trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và từ thống (nối tiếp nhau không dứt); làm được các BT2, 3. 

* Cách tiến hành:

Bài 2: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp, 1 nhóm làm vào bảng và nêu kết quả 

- GV chốt lại lời giải đúng và cho HS nêu nghĩa của từng từ 







Bài 3: HĐ cá nhân

-Gọi HS đọc  yêu cầu và nội dung của bài

 - Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS dùng bút chì gạch một gạch ngang các từ  ngữ chỉ ngư­­­ời, hai gạch d­ưới từ chỉ sự vật.

- Gọi HS     làm bảng dán lên bảng, đọc các từ mình tìm đ­ược, HS khác nhận xét và bổ sung .

- GV nhận xét, chốt ý đúng.




- HS đọc yêu cầu 

- HS hoạt động theo cặp. 1 nhóm làm vào bảng nhóm gắn lên bảng.

 + Truyền có nghĩa là trao lại cho ng­­ười khác: truyền nghề, truyền ngôi; truyền thống.

+ Truyền có nghĩa là lan rộng: truyền bá , truyền hình; truyền tin; truyền tụng.

+ Truyền có nghĩa là nhập, đưa vào cơ thể: truyền máu;  truyền nhiễm.


- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm

- HS tự làm bài vào vở.1 HS làm vào bảng nhóm, chia sẻ kết quả

+ Những từ ngữ chỉ ng­­­ười gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc : các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản 

+ Những từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng n­­ước,     mũi tên đồng Cổ Loa...

3.Hoạt động vận dụng:(3 phút)

- Nêu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ?

- HS nêu: truyền thống cách mạng, truyền thông yêu nước, truyền thống đoàn kết,...

- Về nhà tìm các thành ngữ nói về truyền thống của dân tộc ta ?

- HS nghe và thực hiện: Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo,..

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************************

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: