Giáo án Tập làm văn: Luyện tả cảnh mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5
Giáo án Tập làm văn: Luyện tả cảnh mới, chuẩn nhất
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài Mưa rào; từ đó nắm được cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả.
2. Kĩ năng: Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.
3. Thái độ: Thích tả cảnh. Giáo dục cho các em biết yêu quý cảnh vật xung quanh. Từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng nhóm, bút dạ. Dàn bài mẫu.
- HS: SGK,
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. HĐ khởi động: (5 phút) |
|
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về ghi chép quan sát cơn mưa - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS thực hiện - HS nghe |
2. HĐ thực hành: (25 phút) *Mục tiêu: - HS tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài Mưa rào; từ đó nắm được cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả. - Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa. *Cách tiến hành: |
|
Bài 1: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu - Đọc bài mưa rào - Yêu cầu HS làm bài theo cặp - GV cùng HS nhận xét. Chốt lại lời giải + Câu a: Những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến. + Câu b: Những từ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc. + Câu c: Những từ ngữ chỉ cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa. + Câu d: Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào?
Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Cho HS hoạt động nhóm 4, thảo luận trả lời các câu hỏi: + Phần mở bài cần nêu gì ?
+ Cần tả cơn mưa theo trình tự nào? + Những cảnh vật nào thường gặp trong mưa? + Kết thúc nêu ý gì? - Yêu cầu HS làm bài - Trình bày kết quả - Giáo viên nhận xét bổ sung. - Yêu cầu HS dưới lớp trình bày - Giáo viên chấm những dàn ý tốt |
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp theo dõi SGK. - Cả lớp đọc thầm bài Mưa rào. - Trao đổi cặp đôi trả lời các câu hỏi. - Mây: nặng, đặc xịt, lổm ngổm đầy trời, tản ra từng nằm nhỏ.... - Gió: thổi giật, đổi mát lạnh... - Lúc đầu: lẹt đẹt, lách tách, về sau mưa ù xuống... - Hạt mưa: những giọt nước lăn xuống…. - Trong mưa: lá đào, na, là sói vẫy run rẩy. - Con gà trống ướt lướt thướt, ngật ngưỡng tìm chỗ trú. + Sau trận mưa: … - Bằng mắt, tai mũi, cảm giác của làn
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập - HS chuẩn bị - Nhóm trưởng điều khiển nhóm TLCH. - Giới thiệu địa điểm quan sát cơn mưa hay dấu hiệu báo mưa sắp đến - Thời gian, miêu tả từng cảnh vật trong mưa. - Mây, gió, bầu trời, mưa, con vật, cây cối, con người, chim muông. - Cảm xúc của mình hoặc cảnh vật tươi sáng sau cơn mưa. - Mỗi HS tự lập dàn ý vào vở, 2 HS làm bảng nhóm. - HS làm bài bảng nhóm, trình bày - Học sinh sửa lại dàn bài của mình. - HS nối tiếp nhau trình bày
|
3. HĐ ứng dụng: (3 phút) |
|
- Nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh. |
- HS nhắc lại |
4. HĐ sáng tạo: (2 phút) |
|
- Về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả cơn mưa. |
- Lắng nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************************************