Giáo án Toán lớp 3 Ôn tập phép chia - Chân trời sáng tạo


Giáo án Toán lớp 3 Ôn tập phép chia - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn tập ý nghĩa của phép chia tương ứng với các thao tác chia thành các phần bằng nhau và chia theo nhóm; gọi tên các thành phần của phép chia; quan hệ giữa phép nhân và phép chia.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, 6 khối lập phương, hình vẽ cho bài luyện tập 3 và bài thử thách

- HS: SGK, 6 khối lập phương.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp.

- GV đọc phép nhân trong bảng nhân 2 hoặc nhân 5.

 

- GV nhận xét.

- HS cả lớp viết 1 phép chia tương ứng trong bảng chia 2 hoặc chia 5 vào bảng con.

- Theo dõi.

2. Bài học và thực hành  (35 phút)

2.1. Hoạt động 1 (10 phút): Khám phá

a. Mục tiêu: Ôn tập ý nghĩa của phép chia tương ứng với các thao tác chia thành các phần bằng nhau và chia theo nhóm; gọi tên các thành phần của phép chia; quan hệ giữa phép nhân và phép chia.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm, cả lớp.

1. Ôn tập phép chia.

- GV đọc bài toán.

- GV thao tác với đồ dùng trên bảng lớp, HS thao tác với đồ dùng trên bàn học.

- Yêu cầu HS viết phép tính rồi thông báo, GV viết phép tính.

- Gọi HS gọi tên các thành phần của phép chia, giáo viên viết.

* Lưu ý:

Bài toán 1: Chia lần thứ nhất mỗi đĩa 1 cái bánh.

Chia lần thứ hai mỗi đĩa thêm 1 cái bánh.

Bài toán 2: Mỗi lần lấy xuống 2 cái bánh.

Bài toán 3: Sau khi hình thành phép nhân nêu mối quan hệ của phép nhân và phép chia.

 - GV chỉ vào phép nhân (2 × 3 = 6) và nói: Có 3 cái đĩa, mỗi đĩa đựng 2 cái bánh. Có tất cả 6 cái bánh.

- Xếp đều 6 cái bánh vào 3 đĩa, mỗi đĩa có 2 cái bánh. (6 : 3 = 2)

- Có 6 cái bánh, xếp 2 cái vào 1 đĩa, có tất cả 3 đĩa bánh.(6 : 2 = 3)

- GV chỉ vào thứ tự các thành phần của phép nhân  (2 × 3 = 6), yêu cầu HS đọc các phép tính tương ứng.

Ví dụ: Thứ tự 2; 3; 6

- GV giúp HS ghi nhớ: Từ một phép nhân ta có thể viết được hai phép chia → Ta có thể tìm kết quả phép chia dựa vào phép nhân và Ta có thể tìm kết quả phép nhân dựa vào phép chia.

 

 

- Theo dõi.

- Thao tác với đồ dùng trên bàn học.

 

- HS viết phép tính rồi thông báo với giáo viên.

- HS đọc.

 

 

 

 

 

 

 

- Theo dõi.

 

 

 

- HS đọc theo yêu cầu của GV

 

 2 × 3 = 6

- Lắng nghe.

 

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo chuẩn khác: