Giáo án Âm nhạc 12 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Âm nhạc 12
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tài liệu Giáo án Âm nhạc 12 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Âm nhạc 12 theo chương trình sách mới.
Giáo án Âm nhạc 12 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất)
CHỦ ĐỀ 1: TIẾNG GỌI TỔ QUỐC
Yêu cầu cần đạt
1. Năng lực âm nhạc
– NLÂN1: Hát đúng cao độ, trường độ, lời ca và sắc thái; biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc của bài hát Rạng rỡ Việt Nam.
– NLÂN2: Biết hát với hình thức đơn ca, tốp ca, biết hát 2 và 3 bè đơn giản; biết dàn dựng và biểu diễn bài hát Rạng rỡ Việt Nam.
– NLÂN3: Thể hiện đúng trường độ, cao độ các bài tập tiết tấu, giai điệu, hoà âm; duy trì được tốc độ ổn định.
– NLÂN4: Biết kết hợp các nhạc cụ để và đệm hát cho bài Rạng rỡ Việt Nam.
– NLÂN5: Biết bảo quản nhạc cụ và điều chỉnh âm thanh đúng cách.
– NLÂN6: Đọc đúng cao độ gam Son trưởng.
– NLÂN7: Đọc đúng cao độ, trường độ; thể hiện được tính chất âm nhạc của Bài đọc nhạc số 1; Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm và đánh nhịp .
– NLÂN8: Nhận biết được qu.ng ghép, gọi đúng tên một số qu.ng ghép.
2. Năng lực chung
– NLC1: Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
– NLC2: Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau; hình thành và kết nối các ý tưởng.
– NLC3: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá về các vấn đề trong nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp.
3. Phẩm chất
– PC1: Góp phần bảo vệ và xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– PC2: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
Bài 1: BÀI HÁT RẠNG RỠ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU 1. Năng lực âm nhạc: NLÂN1, NLÂN2. 2. Năng lực chung: NLC1, NLC2. 3. Phẩm chất: PC1, PC2. II. THIẾT BI DẠY HỌC File âm thanh hoặc video clip bài hát Rạng rỡ Việt Nam, đàn phím điện tử, máy nghe nhạc, màn hình tương tác (nếu có). III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC – PPDH: vận động theo nhịp điệu (Dalcroze), làm mẫu, trò chơi (Kodály),... – KTDH: chia nhóm, mảnh ghép, đặt câu hỏi,… |
|
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC |
|
1. Mở đầu MỤC TIÊU: – HS vận động ngẫu hứng theo nhạc. – HS nêu được cảm nhận về tính chất của bài hát. – HS biết được xuất xứ của bài hát. |
HĐ1: Nghe bài hát và nêu cảm nhận – HS nghe, cảm thụ và vận động ngẫu hứng theo nhạc bài Vì một thế giới ngày mai (nhạc và lời: Quang Vinh). – Sau đó, HS nêu cảm nhận về tính chất của bài hát. – GV cho HS tìm hiểu (tra cứu trên internet) và trả lời câu hỏi: “Bài hát Vì một thế giới ngày mai gắn với sự kiện nào ở Việt Nam?”, đáp án: SeA Games 22 năm 2003. Chú ý: GV có thể yêu cầu HS tìm hiểu về bài hát này trước khi tới lớp. |
2. Hình thành kiến thức mới MỤC TIÊU: – HS hiểu biết một số thông tin về tác giả và NỘI DUNG bài hát Rạng rỡ Việt Nam. – HS phân tích được cấu trúc bài hát. – HS biết cách chia đoạn, chia câu, xác định được những chỗ ngân nghỉ lấy hơi của bài. |
HĐ2: Tìm hiểu thông tin về tác giả và bài hát – HS thực hành theo nhóm, thực hiện các NỘI DUNG: + Nhóm 1: tìm hiểu các thông tin về tác giả Quang Vinh. + Nhóm 2: tìm hiểu NỘI DUNG bài hát Rạng rỡ Việt Nam. – GV tổng kết, lồng ghép giáo dục về PC cho HS. – Gợi ý thông tin về tác giả, giá trị nghệ thuật của các tác phẩm và giới thiệu thêm một số bài hát quen thuộc khác của nhạc sĩ Quang Vinh: + Nguyễn Quang Vinh tên khai sinh là Nguyễn Văn Vinh, sinh năm 1960, quê ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Sau khi tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) chuyên ngành Đàn nguyệt. Năm 1979, ông về công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam. Ông hoạt động âm nhạc năng động trên lĩnh vực sáng tác, biểu diễn và quản lí nghệ thuật. + Trước khi được điều động làm quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, ông giữ chức Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam. Trong thời gian làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, nhạc sĩ Quang Vinh ghi dấu ấn với việc xây dựng Nghị định 144/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định 79/2012/NĐ-CP về nghệ thuật biểu diễn với nhiều tiến bộ. Ông được bầu làm Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội tại Đại hội lần thứ XIII nhiệm kì 2020 – 2025 diễn ra ngày 25/4/2022 ở Thủ đô Hà Nội. Với vai trò là một nhạc sĩ, ông có sáng tác ấn tượng nhất là bài hát Vì một thế giới ngày mai được chọn làm bài hát chính thức của SeA Games 22 được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam năm 2003. NỘI DUNG Bài hát Rạng rỡ Việt Nam có giai điệu giản dị, trong sáng, dễ nhớ; lời ca thể hiện tình yêu và niềm tự hào về Tổ quốc Việt Nam, vượt qua mọi gian khó hướng đến tương lai rạng rỡ. Bài hát được sáng tác chào mừng kỉ niệm 30 năm thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2005). |
|
HĐ3: Tìm hiểu cấu trúc âm nhạc và âm hình tiết tấu đặc trưng của bài hát – GV hướng dẫn HS thực hành theo nhóm, thực hiện các NỘI DUNG: + Nhóm 1: tìm hiểu và nêu cấu trúc bài hát (đoạn nhạc, câu nhạc). Bài hát được viết ở hình thức 2 đoạn: đoạn 1 “Những con đường … tương lai sáng ngời”, đoạn 2: “Đây Việt Nam … Rạng rỡ Việt Nam”. + Nhóm 2: xác định âm hình tiết tấu được lặp lại trong đoạn 1 của bài hát. GV cần giải thích cho HS một cách đơn giản về nhịp , cách đọc tiết tấu theo loại nhịp này. – GV tổng kết ý kiến và đưa ra kết luận chung. – GV hướng dẫn HS những chỗ ngân, nghỉ và lấy hơi hợp lí trong bài. |
3. Luyện tập MỤC TIÊU – HS khởi động giọng đúng kĩ thuật. – HS hát đúng cao độ, trường độ và lời ca của bài Rạng rỡ Việt Nam. – HS tập hát bè ở đoạn Vocal đầu và đoạn cuối thể hiện sự hoà quyện âm thanh giữa 2 bè. |
HĐ4: Khởi động giọng – GV cho HS khởi động giọng theo các mẫu âm có cao độ và tiết tấu liên quan đến bài hát Rạng rỡ Việt Nam bằng các mẫu âm a, u, ô,… – Có thể vận dụng mẫu âm ở Bài 1. Thực hành hát liền tiếng để giúp HS khởi động giọng: HĐ5: Tập hát – GV cần cho HS làm quen và luyện tập vài lần âm hình cơ bản của bài hát. Trong đó, cần lưu ý các tiết tấu đảo phách ở mỗi câu hát. – GV làm mẫu và hướng dẫn HS tập hát theo lối móc xích, tuỳ vào NL của HS mà GV tổ chức các bước tập hát theo câu, theo đoạn phù hợp. – HS thực hành theo nhóm tập hát 2 bè đoạn Vocal và 3 bè ở 5 ô nhịp cuối, chú ý sự hoà quyện âm thanh giữa các bè; GV hướng dẫn, quan sát và sửa sai. – GV lưu ý HS lấy hơi đúng chỗ hát và thể hiện đúng tính chất âm nhạc của bài (đoạn 1: tự hào, đoạn 2: sôi nổi). – HS tập hát hết cả bài kết hợp vận động cảm thụ (với lớp có NLÂN tốt, GV có thể cho HS tự sáng tạo; với lớp có NLÂN yếu, GV hướng dẫn hoặc sử dụng lại cái mẫu vận động đã học); GV tổng kết, chỉnh sửa lỗi sai (nếu có). HĐ6: Hát kết hợp gõ đệm – GV chia lớp thành 2 nhóm, nhóm 1 tập hát và nhóm 2 tập gõ đệm (sử dụng các nhạc cụ đơn giản như thanh phách, trống nhỏ hoặc vận động cơ thể); với nhóm tập gõ đệm, tuỳ theo NLÂN của HS mà GV có thể hướng dẫn hoặc để các em tự sáng tạo. – HS thực hành theo nhóm và biểu diễn trước lớp, GV nhận xét. |
4. Vận dụng MỤC TIÊU HS tự tập luyện theo nhóm để trình bày bài hát một cách hoàn chỉnh. |
HĐ7: Dàn dựng và biểu diễn bài hát – HS thảo luận ý tưởng (hình thức biểu diễn, sáng tạo mẫu vận động) và thực hiện dàn dựng bài hát Rạng rỡ Việt Nam theo từng nhóm. – Mỗi nhóm trình diễn cả bài trước lớp. Các HS khác quan sát, lắng nghe và nêu nhận xét. GV tổng hợp, đánh giá chung. |
Đánh giá: – Mức độ 1: Hát đúng cao độ, trường độ, lời ca và sắc thái của bài hát. – Mức độ 2: Biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc của bài; biết hát với hình thức đơn ca, tốp ca, biết hát 2 và 3 bè đơn giản. – Mức độ 3: Dàn dựng và biểu diễn bài hát Rạng rỡ Việt Nam. |
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Giáo án Âm nhạc 12 Kiến thức chung
Giáo án Âm nhạc 12 Chủ đề 1: Tiếng gọi tổ quốc
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 1: Hát: Bài hát Rạng rỡ Việt Nam
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 2: Nhạc cụ: Thực hành đệm hát trích đoạn bài Rạng rỡ Việt Nam
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 3: Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1 giọng Son trưởng
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 4: Lí thuyết âm nhạc: Quãng ghép - Cách gọi tên quãng ghép
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 5: Thường thức âm nhạc: Sơ lược về một số loại hình nghệ thuật truyền thống
Giáo án Âm nhạc 12 Chủ đề 2: Suối nguồn dân ca
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 6: Hát: Bài dân ca Lí thiên thai
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 7: Nhạc cụ: Thực hành đệm hát bài dân ca Lí thiên thai
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 8: Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 2 giọng Mi thứ
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 9: Lí thuyết âm nhạc: Hợp âm ba phụ của giọng Son trưởng và giọng Mi thứ
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 10: Nghe nhạc: Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
Giáo án Âm nhạc 12 Chủ đề 3: Mái trường tình bạn
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 11: Hát: Bài hợp xưởng Vui hát lên ban di
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 12: Nhạc cụ: Hoà tấu trích đoạn bài hợp xướng Vui hát lên bạn ơi
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 13: Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 3 giọng Pha trưởng
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 14: Lí thuyết âm nhạc: Hợp âm ba phụ của giọng Pha trưởng và giọng Rê thứ
Giáo án Âm nhạc 12 Chủ đề 4: Giai điệu bốn phương
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 15: Hát: Bài Ru con (Wiegenlied)
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 16: Nhạc cụ: Thực hành đệm hát bài Ru con (Wiegenlied)
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 17: Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 4 giọng Rê thứ
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 18: Thường thức âm nhạc: Sơ lược về một số thể loại nhạc nhẹ
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 19: Nghe nhạc: Bản nhạc Song from a secret garden
Giáo án Âm nhạc 12 Phương án lựa chọn: Hát
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 1: Thực hành hát liền tiếng
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 2: Thực hành hát nảy tiếng
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 3: Thực hành hát lướt nhanh
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 4: Thực hành hát luyến âm
Giáo án Âm nhạc 12 Phương án lựa chọn: Nhạc cụ
Giáo án Âm nhạc 12 Đàn phím điện tử
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 1: Thực hành đàn liền tiếng
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 2: Thực hành đàn này tiếng
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 3: Thực hành đàn rời tiếng
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 4: Thực hành hoà tấu
Giáo án Âm nhạc 12 Đàn guitar
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 1: Hợp âm với thể bấm chặn trong đệm đàn
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 2: Đàn tiết điệu Chachacha với hợp âm chặn trên giọng Son trưởng
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 3: Thực hành độc tấu
Giáo án Âm nhạc 12 Bài 4: Thực hành hoà tấu