Giáo án Âm nhạc lớp 5 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Âm nhạc lớp 5
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tài liệu Giáo án Âm nhạc lớp 5 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Âm nhạc lớp 5 theo chương trình sách mới.
Giáo án Âm nhạc lớp 5 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất)
CHỦ ĐỀ 1: VUI NGÀY KHAI TRƯỜNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
- PC1: Yêu quê hương, yêu quý bạn bè, thầy, cô và mái trường.
- PC2: Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.
2. Năng lực chung
- NLC1: Tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua HĐ Khám phá.
- NLC2: Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng.
- NLC3: Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn.
3. Năng lực âm nhạc
- NLÂN1: Gọi tên và mô phỏng một số âm thanh và nhịp điệu trên con đường đến trường qua câu chuyện Sơn Ca cùng bạn đến trường.
- NLÂN2: Nghe và vận động được theo nhịp điệu; hát đúng giai điệu, nhịp điệu, rõ lời và biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp; thể hiện được cách hát luyến, láy và ngân dài khi hát bài hát Đường đến trường vui lắm!; hát được bài hát với hình thức đồng ca có lĩnh xướng.
- NLÂN3: Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu của bài hát Ngôi trường giữa ngàn mây; biết cảm nhận được vẻ đẹp của bài hát; biết tưởng tượng khi nghe nhạc; nêu được tên bài hát và tên tác giả.
- NLÂN4: Nhận biết và chỉ ra được vạch nhịp, ô nhịp thông qua thực hành; biết ghi chép một số kí hiệu âm nhạc đơn giản theo hướng dẫn của GV.
- NLÂN5: Thể hiện đúng trường độ, sắc thái của bài tập tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định; biết sử dụng nhạc cụ tiết tấu để đệm cho bài hát Đường đến trường vui lắm!.
- NLÂN6: Nêu được tên và một vài đặc điểm của đàn mandoline; mô tả được động tác chơi đàn; cảm nhận và phân biệt được âm sắc và nhận biết được đàn mandoline khi xem biểu diễn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh ảnh (tranh chủ đề, hình ảnh đàn mandoline, vạch nhịp, ô nhịp), bảng tương tác (nếu có), máy phát nhạc, bản nhạc (văn bản bài hát Đường đến trường vui lắm!, Ngôi trường giữa ngàn mây); tệp âm thanh, video (Đường đến trường vui lắm!, Ngôi trường giữa ngàn mây, biểu diễn đàn mandoline của Masataka Hori - Czardas (Csárdás)/ V. Monti); đàn phím điện tử, nhạc tiết tấu (trống con, tambourine,...), đàn phím điện tử, máy phát nhạc, bảng tương tác (nếu có),...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾN TRÌNH/THỜI GIAN |
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC |
NỘI DUNG: KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ |
|
Trọng tâm: khám phá những âm thanh và nhịp điệu trên con đường đến trường. YCCĐ: PC1, NLC1, NLC2, NLÂN1. PP&KTDH: Dalcroze, Orff-Schulwerk, làm việc nhóm, lớp học đảo ngược, mảnh ghép,... PP&CCĐG: quan sát, SP của HS. |
|
Mở đầu (… phút) |
HĐ1: Nghe kể chuyện Sơn ca cùng bạn đến trường HS HĐ theo nhóm, thực hiện các công việc: – Quan sát tranh chủ đề, nghe GV kể câu chuyện Sơn Ca cùng bạn đến trường, quan sát GV mô phỏng những âm thanh và nhịp điệu có trong câu chuyện. – Các nhóm tự khám phá bức tranh, ghi nhớ câu chuyện Sơn Ca cùng bạn đến trường. – HS thực hiện kể lại câu chuyện theo nhóm. – Các nhóm nhận xét, đánh giá SP của nhóm bạn. GV đánh giá SP của các nhóm. |
Khám phá (… phút) |
HĐ2: Trò chơi Mắt ai tinh hơn! – GV chia nhóm cho HS quan sát tranh chủ đề, liệt kê những động từ chỉ âm thanh và nhịp điệu có trong câu chuyện Sơn Ca cùng bạn đến trường vào giấy. – Các nhóm tự khám phá bức tranh, nhớ lại câu chuyện Sơn Ca cùng bạn đến trường và ghi lại những động từ chỉ âm thanh và nhịp điệu có trong câu chuyện. – HS viết ra giấy những động từ chỉ âm thanh và nhịp điệu có trong câu chuyện theo nhóm. – Các nhóm nhận xét, đánh giá SP của nhóm bạn. GV đánh giá SP của các nhóm và công bố kết quả. |
Luyện tập, thực hành (… phút) |
HĐ3: Mô phỏng những âm thanh và nhịp điệu trên con đường đến trường – GV chia nhóm cho HS quan sát tranh chủ đề, nhớ lại câu chuyện Sơn Ca cùng bạn đến trường và động tác mô phỏng những âm thanh, nhịp điệu có trong câu chuyện của GV. – Các nhóm luyện tập mô phỏng lại những âm thanh và nhịp điệu có trong câu chuyện. – HS mô phỏng lại những âm thanh và nhịp điệu có trong câu chuyện theo nhóm. – Các nhóm nhận xét, đánh giá SP của nhóm bạn. GV đánh giá SP của các nhóm. |
Vận dụng, trải nghiệm (… phút) |
HĐ4: HS kể lại câu chuyện Sơn ca cùng bạn đến trường theo cách riêng – GV chia nhóm cho HS suy nghĩ các tình tiết mới, sáng tạo thông qua câu chuyện Sơn ca cùng bạn đến trường và kể lại câu chuyện theo cách riêng của mình. – Các nhóm phân vai, luyện tập kể lại câu chuyện Sơn ca cùng bạn đến trường và mô phỏng những âm thanh, nhịp điệu theo sự sáng tạo riêng của các nhóm. – HS thực hiện kể lại câu chuyện theo cách riêng, đồng thời mô phỏng lại những âm thanh và nhịp điệu sáng tạo theo nhóm. – Các nhóm nhận xét, đánh giá SP của nhóm bạn. GV đánh giá SP của các nhóm. |
NỘI DUNG: HÁT Đường đến trường vui lắm! (nhạc: Lưu Hà An, lời (ý thơ): Nhật Hoa) |
|
Trọng tâm: HS nghe và vận động; hát thể hiện cách hát luyến láy và ngân dài; hát với hình thức đồng ca có lĩnh xướng; hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. YCCĐ: PC1, PC2, NLC2, NLÂN2. PP&KTDH: Dalcroze, Orff-Schulwerk, làm việc nhóm, lớp học đảo ngược, mảnh ghép,... PP&CCĐG: quan sát, SP của HS. |
|
Mở đầu (… phút) |
HĐ1: Khởi động giọng – GV cho HS khởi động giọng với mẫu âm. Đầu tiên cho HS đọc nốt nhạc rồi chuyển sang nguyên âm “a, i”; tiếp đến, chuyển sang âm “la” để HS làm quen với cách mở khẩu hình; sau đó, mới cho HS xướng với lời ca. – GV cho HS hát với cao độ tăng dần, chú ý xử lí hơi thở ở các nốt ngân dài. |
Khám phá (… phút) |
HĐ2: Phân tích bài hát Đường đến trường vui lắm! – GV chia nhóm cho HS quan sát bài hát và phân tích các kí hiệu âm nhạc, nhịp, tính chất của bài hát Đường đến trường vui lắm!; nghe bài hát và vận động cảm thụ. – HS quan sát bài hát Đường đến trường vui lắm! và ghi chép các nội dung phân tích vào giấy; nghe bài hát và vận động cảm thụ theo nhóm. – Các nhóm báo cáo nội dung đã phân tích và biểu diễn vận động cảm thụ. – Các nhóm nhận xét, đánh giá SP của nhóm bạn. GV đánh giá SP của các nhóm. |
Luyện tập, thực hành (… phút) |
HĐ3: Tập hát – GV cho các nhóm luyện tập hát từng câu và cả bài hát Đường đến trường vui lắm! theo nhiệm vụ đã giao về nhà. Lưu ý những chỗ hát luyến láy, luyện tập hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. – Nhóm HS luyện tập hát từng câu của bài hát đã được phân công ở nhóm chuyên gia, sau 5 phút thành lập các nhóm mảnh ghép để luyện tập hát cả bài kết hợp gõ đệm theo nhịp. GV quan sát và hỗ trợ, kịp thời sửa sai cho các nhóm (nếu có). – Các nhóm chuyên gia biểu diễn phần lời hát được phân công; các nhóm mảnh ghép trình diễn cả bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, hát với hình thức đồng ca có lĩnh xướng. – Các nhóm nhận xét, đánh giá SP của nhóm bạn. GV đánh giá SP của các nhóm và kịp thời sửa sai (nếu có). |
Vận dụng, trải nghiệm (… phút) |
HĐ4: Hát với hình thức tự chọn – GV cho các nhóm hát bài hát với hình thức tự chọn, sử dụng nhạc cụ gõ với mẫu tiết tấu tự tạo để đệm cho bài hát; hát kết hợp các động tác vận động sáng tạo. – Các nhóm tự đề xuất mẫu gõ đệm và các động tác vận động cho bài hát, tiến hành luyện tập. – HS hát bài Đường đến trường vui lắm! theo các hình thức tự chọn, kết hợp gõ đệm hoặc vận động sáng tạo. – Các nhóm nhận xét, đánh giá SP của nhóm bạn. GV đánh giá SP của các nhóm. |
NỘI DUNG: NGHE NHẠC Ngôi trường giữa ngàn mây (nhạc và lời: Lê Dũng) |
|
Trọng tâm: nghe nhạc, cảm thụ âm nhạc, hiểu nội dung lời ca và trình bày cảm xúc. YCCĐ: PC1, PC2, NLC2, NLÂN3. PP&KTDH: Dalcroze, làm việc nhóm, mảnh ghép, chia nhóm nhỏ,... PP&CCĐG: quan sát, SP của HS. |
|
Mở đầu (… phút) |
HĐ1: Trò chơi Hoạ sĩ tài ba |
Khám phá (… phút) |
HĐ2: Nghe nhạc – GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho HS đọc và tìm hiểu nhạc sĩ sáng tác bài hát Ngôi trường giữa ngàn mây, phân tích hoàn cảnh ra đời của bài hát; nghe bài hát và biểu lộ cảm xúc. – Các nhóm HS đọc tiểu sử, hoàn cảnh ra đời của bài hát Ngôi trường giữa ngàn mây, ghi chép những thông tin cần thiết vào giấy. – Các nhóm trình bày những thông tin đã ghi chép được trong giấy và nêu cảm nhận của nhóm khi nghe bài hát Ngôi trường giữa ngàn mây. – Các nhóm nhận xét, đánh giá SP của nhóm bạn. GV đánh giá SP của các nhóm. |
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Giáo án Âm nhạc lớp 5 Chủ đề 1: Vui ngày khai trường
Hát: Đường đến trường vui lắm!
Nghe nhạc: Ngôi trường giữa ngàn mây
Lí thuyết âm nhạc
Nhạc cụ: Nhạc cụ tiết tấu
Thường thức âm nhạc: Giới thiệu nhạc cụ nước ngoài
Nhà ga âm nhạc
Giáo án Âm nhạc lớp 5 Chủ đề 2: Bức tranh đồng quê
Hát: Dắt trâu ra đồng
Nhạc cụ: Nhạc cụ tiết tấu
Nhạc cụ: Nhạc cụ giai điệu
Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1
Thường thức âm nhạc: Một số hình thức biểu diễn nhạc cụ
Nhà ga âm nhạc
Giáo án Âm nhạc lớp 5 Chủ đề 3: Thắp sáng tương lai
Hát: Những bông hoa những bài ca
Nghe nhạc: Chim sơn ca
Lí thuyết âm nhạc
Nhạc cụ: Nhạc cụ tiết tấu
Nhạc cụ: Nhạc cụ giai điệu
Nhà ga âm nhạc
Giáo án Âm nhạc lớp 5 Chủ đề 4: Kết nối yêu thương
Hát: A-ri-rang khúc hát quê hương
Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 2
Thường thức âm nhạc: Giới thiệu hai nhạc sĩ Hoàng Long – Hoàng Lân
Nhà ga âm nhạc
Ôn tập chủ đề 1, 2, 3, 4
Giáo án Âm nhạc lớp 5 Chủ đề 5: Mùa xuân tình bạn
Hát: Mùa xuân tình bạn
Nghe nhạc: Điệu nhảy hài hước
Lí thuyết âm nhạc
Thường thức âm nhạc: Giới thiệu nhạc cụ Việt Nam
Nhà ga âm nhạc
Giáo án Âm nhạc lớp 5 Chủ đề 6: Vui cùng âm nhạc
Hát: Đi theo ánh sao âm nhạc
Nhạc cụ: Nhạc cụ giai điệu
Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 3
Nhà ga âm nhạc
Giáo án Âm nhạc lớp 5 Chủ đề 7: Giai điệu quê hương
Hát: Trống cơm
Nghe nhạc: Cây trúc xinh
Lí thuyết âm nhạc
Nhạc cụ: Nhạc cụ tiết tấu
Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 4
Nhà ga âm nhạc
Giáo án Âm nhạc lớp 5 Chủ đề 8: Hoa thơm dâng Bác
Hát: Hoa thơm dâng Bác
Nhạc cụ: Nhạc cụ tiết tấu và Nhạc cụ giai điệu
Thường thức âm nhạc: Trí tưởng tượng của nhạc sĩ F. Su-be
Nhà ga âm nhạc
Ôn tập chủ đề 5, 6, 7, 8