Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất) | Giáo án HĐTN 9
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tài liệu Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn HĐTN 9 theo chương trình sách mới.
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất)
Chủ đề 1: THỂ HIỆN KĨ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ VÀ SỐNG HÀI HOÀ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Nhận diện được điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân;
– Tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với bạn bè, thầy cô;
– Thực hiện được đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội.
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CHỦ ĐỀ 1
Tiết |
Cấu trúc |
Hoạt động |
1 |
I. Tìm hiểu nội dung, phương pháp, hình thức trải nghiệm |
Giới thiệu ý nghĩa, nội dung cơ bản của chủ đề; các phương thức, loại hình trải nghiệm và những nhiệm vụ HS cần chuẩn bị. |
2 |
II. Thực hành – trải nghiệm |
|
1. Hoạt động theo chủ đề quy mô lớp |
Nhận diện điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân. |
|
3 |
Thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt với các bạn và thầy cô. |
|
4 |
Sống hài hoà với các bạn và thầy cô. |
|
5 |
– Khảo sát thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội. – Báo cáo kết quả khảo sát. |
|
6 |
||
7 |
2. Sinh hoạt theo chủ đề quy mô lớp |
Xây dựng lớp học hạnh phúc. |
8 |
3. Sinh hoạt theo chủ đề quy mô trường |
Xây dựng trường học hạnh phúc. |
9 |
III. Báo cáo/ thảo luận/ đánh giá |
Báo cáo sản phẩm trải nghiệm. |
Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. |
I. TÌM HIỂU NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TRẢI NGHIỆM
1. Giới thiệu nội dung
– Hoạt động khởi động.
– GV giới thiệu ý nghĩa của chủ đề.
– GV tổ chức cho HS tìm hiểu điểm tích cực và chưa tích cực trong giao tiếp, ứng xử; biết cách sống hài hoà và tôn trọng sự khác biệt; biết cách khảo sát về thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội.
2. Cách thức tổ chức
Hoạt động quy mô lớp, nhóm |
Thực hành các biện pháp rèn luyện hành vi, thái độ tích cực trong giao tiếp, ứng xử, xử lí tình huống, giải quyết các trường hợp; báo cáo kết quả khảo sát, việc rèn luyện; trình diễn thể hiện kĩ năng của bản thân để thực hiện các mục tiêu;… (dựa theo các hoạt động được thiết kế trong SGK từ Hoạt động 1 đến Hoạt động 3). |
Hoạt động tự rèn luyện quy mô cá nhân, nhóm |
Vận dụng các biện pháp thực hiện nhiệm vụ rèn luyện trong không gian ngoài lớp học; thực hiện khảo sát thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội theo quy mô cá nhân hoặc nhóm (Hoạt động 4). |
Sinh hoạt quy mô lớp |
Xây dựng lớp học hạnh phúc; tập trung vào việc củng cố cho HS biết cách xây dựng hạnh phúc từ những hành vi giao tiếp, ứng xử phù hợp và văn minh trên mạng xã hội (lựa chọn những tình huống có tính cá nhân của HS trong lớp và chuyển thành nội dung giáo dục tập thể) – củng cố và mở rộng chủ đề, dựa trên vấn đề nảy sinh trong lớp học. |
Sinh hoạt quy mô trường |
Toạ đàm “Xây dựng trường học hạnh phúc”. |
3. Kết quả/ sản phẩm
– Nêu được các nội dung đã trải nghiệm trong chủ đề để bảo đảm yêu cầu cần đạt.
– Xác định được các hoạt động và loại hình mà cá nhân đã rèn luyện về sống hài hoà với mọi người, giao tiếp, ứng xử văn minh trong cuộc sống và trên mạng xã hội.
II. THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM
1. Hoạt động theo chủ đề quy mô lớp
1.1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung |
Cách thức tổ chức |
Luyện tập Hoạt động 1: Nhận diện điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân 1. Chia sẻ những điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử. 2. Nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của các nhân vật ở tình huống. |
– Làm việc nhóm và ghi kết quả vào giấy A0 hoặc bảng nhóm. – Quan sát tranh tình huống, chỉ ra điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của các nhân vật. |
3. Xác định những điểm tích cực và chưa tích cực trong các hành vi giao tiếp, ứng xử của em. 4. Đề xuất cách khắc phục những điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của em. |
– Chia sẻ trong nhóm và góp ý cho các hành vi chưa tích cực ở bạn. – Thảo luận về các biện pháp khắc phục. |
Hoạt động 2: Thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt với các bạn và thầy cô 1. Kể những câu chuyện về tôn trọng sự khác biệt mà em đã gặp. 2. Chia sẻ ý nghĩa của tôn trọng sự khác biệt. 3. Trao đổi về cách thể hiện tôn trọng sự khác biệt. 4. Thể hiện tôn trọng sự khác biệt trong trường hợp. |
– Kể chuyện trong nhóm và các nhóm cử đại diện chia sẻ trước lớp. – Phỏng vấn nhanh HS cả lớp. – Thảo luận theo nhóm và minh hoạ bằng hành vi. – Đóng vai thể hiện tôn trọng sự khác biệt. |
Hoạt động 3: Sống hài hoà với các bạn và thầy cô 1. Trao đổi về những việc làm thể hiện sống hài hoà với các bạn và thầy cô. 2. Chia sẻ những câu chuyện về sống hài hoà với các bạn và thầy cô. 3. Thể hiện sống hài hoà với các bạn và thầy cô nếu em là nhân vật trong những tình huống. |
– Thảo luận nhóm. – Kể chuyện trong nhóm. – Đóng vai thể hiện hành vi nên làm trong mỗi tình huống. |
Hoạt động 4: Khảo sát thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội 1. Chia sẻ những hiểu biết của em về thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội hiện nay. 2. Thảo luận đề cương khảo sát thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội. 3. Xây dựng công cụ khảo sát. |
– Trao đổi trong nhóm. – Làm việc nhóm để xây dựng đề cương. – Xây dựng và nhận xét về các phiếu khảo sát.
|
Vận dụng 1. Thực hiện khảo sát. 2. Viết báo cáo thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội. 3. Báo cáo kết quả khảo sát. (Tiếp tục Hoạt động 4) |
– Đi khảo sát thực tế ngoài lớp học. – Làm việc nhóm ngoài giờ học. – Tổ chức hội thảo báo cáo khoa học. |
1.2. Kết quả/ sản phẩm
1.2.1. Luyện tập
– Thể hiện được kĩ năng giao tiếp và ứng xử trong các tình huống.
– Thể hiện được những biểu hiện của sống hài hoà với thầy cô và các bạn.
1.2.2. Vận dụng
– Xây dựng được kế hoạch rèn luyện.
– Vận dụng các biện pháp rèn luyện để có các kĩ năng giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống và sống hài hoà với thầy cô, các bạn.
2. Sinh hoạt theo chủ đề quy mô lớp
2.1. Nội dung và cách thức tổ chức
Nội dung |
Cách thức tổ chức |
Luyện tập củng cố và mở rộng 1. Tìm hiểu những yếu tố tạo nên lớp học hạnh phúc. – Thảo luận về kĩ năng giao tiếp, ứng xử đúng góp phần tạo nên niềm vui, hạnh phúc cho mọi người. – Sự hài hoà trong quan hệ là yếu tố góp phần tạo nên hạnh phúc. – … 2. Xây dựng bảng “Nguyên tắc hành vi xây dựng hạnh phúc”. – Lời nói nhẹ nhàng, không làm tổn thương nhau. – Khi xảy ra mâu thuẫn, sử dụng biện pháp đàm phán thay vì dùng vũ lực. – … |
– Thảo luận nhóm.
– Làm việc theo nhóm. – Làm việc cả lớp và thống nhất hành vi chung. |
Vận dụng Thực hiện các nguyên tắc hành vi mà lớp đã xây dựng vào cuộc sống của mỗi cá nhân. |
GV căn dặn HS thường xuyên vận dụng những điều học được vào cuộc sống. |
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 - Bản 1
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 1: Tự tạo động lực và ứng phó với áp lực trong cuộc sống
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 2: Giao tiếp, ứng xử tích cực
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 3: Góp phần xây dựng văn hoá nhà trường
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 4: Góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 5: Xây dựng ngân sách cá nhân và góp phần phát triển kinh tế gia đình
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 6: Xây dựng mạng lưới thực hiện các hoạt động cộng đồng
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 7: Bảo vệ môi trường và quảng bá cảnh quan đất nước.
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 8: Tìm hiểu những nghề em quan tâm
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 9: Xác định con đường cho bản thân sau Trung học CƠ SỞ
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Tạm biệt lớp 9
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 - Bản 2
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 1: Thể hiện kĩ năng giao tiếp, ứng xử và sống hài hoà
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 2: Thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 3: Thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 4: Góp phần chăm lo hạnh phúc và phát triển kinh tế gia đình
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 5: Xây dựng mạng lưới quan hệ và tham gia các hoạt động cộng đồng ở địa phương
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 6: Phòng chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ cảnh quan
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 7: Tìm hiểu nghề và rèn luyện bản thân theo định hướng nghề
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 8: Định hướng cho bản thân sau trung học cơ sở.