Giáo án Tin học 10 Cánh diều (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Tin học lớp 10
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Giáo án Tin học 10 Cánh diều đầy đủ, chuẩn nhất theo Bộ GD giúp thầy cô dễ dàng soạn giáo án môn Tin học 10 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Giáo án Tin học 10 Cánh diều năm 2023 mới nhất
Chỉ 100k mua trọn bộ Giáo án Tin 10 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Chủ đề A. Máy tính và xã hội tri thức
Tin học và xử lí thông tin
Bài 1. Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin
Môn học: Tin Học; Lớp: 10
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được thông tin là gì, dữ liệu là gì.
- Phân biệt được thông tin và dữ liệu, nêu được ví dụ minh họa.
- Biết được xử lí thông tin là gì.
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
- Năng lực riêng:
+ HS được phát triển tư duy và khả năng giải quyết được vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, tự chủ và tự học.
3. Phẩm chất:
- Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
- Hình ảnh liên quan đến bài học.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi
- Đọc trước bài mới – Bài 1. Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết thông tin và dữ liệu từ đâu mà có?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
Để hiểu rõ hơn về dữ liệu, thông tin và cách xử lí thông tin thì chúng ta cùng nhau vào bài học ngày hôm nay – Bài 1. Dữ liệu, thông tin và xử lí thông tin.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn thông tin và dữ liệu, quan hệ giữa thông tin và dữ liệu và phân biệt dữ liệu với thông tin.
a. Mục tiêu: Biết khái niệm nguồn thông tin và dữ liệu và mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu.
b. Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
Sản phẩm dự kiến |
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
1. Nguồn thông tin và dữ liệu: - Thế giới rộng lớn quanh ta với con người, sự vật, sự việc, … đa dạng là nguồn thông tin vô tận. - Nhiều thiết bị được tạo ra nhằm thu nhận các tín hiệu từ thế giới xung quanh để từ đó con người biết thêm thông tin. Từ đầu ra của các thiết bị này, ta có dữ liệu. 2. Quan hệ giữa thông tin và dữ liệu a) Từ thông tin thành dữ liệu - Thông tin được lưu trữ hay gửi đi dưới dạng dữ liệu chữ và số, dữ liệu hỉnh ảnh, dữ liệu âm thanh. => Thông tin có thể được biểu diễn dưới các dạng khác nhau. b) Từ dữ liệu đến thông tin Ví dụ: An báo tin cho Hoàng bằng một mảnh giấy viết tay: “Hoàng ơi, tan học chờ tớ ở cổng trường nhé!” ⇒ Dòng chữ là dữ liệu văn bản, là thông tin dưới dạng chữ. => Người đọc biết được thông tin - Dữ liệu là: văn bản chữ và số, hình vẽ, hình ảnh, âm thanh, đoạn video, … Dữ liệu là nguồn thông tin - Dữ liệu được thu thập và sử dụng để từ đó rút ra thông tin, từ dữ liệu đầu vào có thể rút ra nhiều thông tin khác nhau. * Hoạt động (SGK tr.6) 1) Đây là bài toán xử lí thông tin. 2) Đầu vào của bài toán là thông tin: điểm tổng kết các môn học của học sinh cả lớp. Dữ liệu là bảng điểm tổng kết các môn học. 3) Đầu ra của bài toán là thông tin: danh sách đề nghị tuyên dương, khen thưởng Dữ liệu là: những học sinh có 3 môn học đạt điểm trung bình môn cao nhất lớp. 3. Phân biệt dữ liệu với thông tin - Trong lưu trữ và trao đổi thông tin của con người, thông tin là nội dung, dữ liệu là hình thức thể hiện; dữ liệu là thông tin dưới dạng chứa trong phương tiện mang tin. - Dữ liệu là đầu vào cho bài toán xử lí thông tin. Thông tin là kết quả đầu ra của bài toán này. |
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đặt câu hỏi: Thông tin có được bằng cách nào? - GV cho HS tìm hiểu SGK, đặt câu hỏi: Thông tin là gì? Dữ liệu là gì? Tại sao phải chuyển thông tin thành dữ liệu? - GV dẫn dắt HS tìm hiểu mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu. + Em hãy nêu một số hoạt động chuyển thông tin thành dữ liệu mà em biết. + Các hình thức biểu diễn thông tin? - GV lấy ví dụ và phân tích ví dụ SGK: Ví dụ: An báo tin cho Hoàng bằng một mảnh giấy viết tay: “Hoàng ơi, tan học chờ tớ ở cổng trường nhé!” Dòng chữ là dữ liệu văn bản, là thông tin dưới dạng chữ. => Người đọc biết được thông tin khác nhau. - GV đặt câu hỏi: Làm thế nào để từ dữ liệu có thể rút ra thông tin? (Phải xử lí dữ liệu). - HS tìm hiểu SGK, nêu các bước của một bài toán xử lí thông tin có đầu vào là thông tin, đầu ra là thông tin hữu ích. - HS trao đổi nhóm 2, thực hiện HĐ trong SGK tr.6. - GV cho HS tìm hiểu SGK tr.7 về phân biệt dữ liệu với thông tin: + Thông tin và dữ liệu khác nhau như thế nào? - GV lấy ví dụ: Thông tin “Họ và tên: Nguyễn Văn An, Lớp: 10A, Điểm môn Tin học: 10” khi trình bày dưới dạng bảng sẽ được chia thành 3 mục dữ liệu, thuộc 3 cột “Họ và tên”, “Lớp”, “Điểm môn Tin học”. Muốn có thông tin, phải gộp lại đầy đủ các mục như ban đầu, nếu thiếu đi một vài mục thì không còn là thông tin đó nữa. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ nếu cần thiết. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét và tổng kết lại kiến thức. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệmtin học, xử lí thông tin, công nghệ thông tinvà quá trình xử lí thông tin.
a. Mục tiêu:
+ Nắm được thế nào là xử lí thông tin, tin học và công nghệ thông tin.
+ Biết được các bước xử lí thông tin trong máy tính.
b. Nội dung: HS lắng nghe GV giảng; quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
Sản phẩm dự kiến |
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
4. Tin học và xử lí thông tin trong tin học - Tin học: ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp và quá trình tổ chức, lưu trữ, xử lí và truyền dẫn thông tin tự động bằng các phương tiện kĩ thuật, chủ yếu bằng máy tính. - Xử lí thông tin trong lĩnh vực tin học là tìm ra thông tin từ dữ liệu. - Công nghệ thông tin: tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại (chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông) nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vự hoạt động của con người và xã hội. 5. Các bước xử lí thông tin của máy tính - Các bước xử lí thông tin của máy tính tương ứng với các hoạt động xử lí thông tin của con người - Máy tính đã thực hiện 3 bước để xử lí thông tin: • Nhận dữ liệu vào, chuyển thành dữ liệu số. • Xử lí dữ liệu. • Đưa kết quả xử lí ra cho con người. |
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.7-8 và cho biết: Theo em, thế nào là tin học, xử lí thông tin trong tin học và công nghệ thông tin? - GV trình bày khái niệm xử lí thông tin dưới góc nhìn của máy tính. - GV lưu ý với HS: Với con người, quá trình xử lí thông tin diễn ra trong bộ não nên rất khó chia thành từng bước. Với máy tính có thể chia thành các bước rõ ràng. - GV trình bày 3 bước xử lí thông tin của máy tính, có minh họa trực quan. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức GV giảng. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - HS khác lắng nghe, nhận xét. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu tháp dữ liệu – thông tin – tri thức
a. Mục tiêu: Nắm được thế nào là tri thức, mối quan hệ giữa dữ liệu-thông tin-tri thức
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
Sản phẩm dự kiến |
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
6. Tháp dữ liệu – Thông tin – tri thức - Tri thức hay kiến thức là các hiểu biết hay kĩ năng có được nhờ trải nghiệm thực tế hay học được. - Trong tin học, khai thác trích xuất tri thức là việc tạo ra tri thức từ các nguồn dữ liệu và thông tin. - Bài toán cũng tương tự như rút ra thông tin từ dữ liệu. Tri thức thu được phải biểu diễn ở dạng máy tính “hiểu” được và có thể sử dụng phục vụ con người. Tháp dữ liệu – thông tin – tri thức minh họa quá trình trích xuất, tinh lọc dần từ dữ liệu thành thông tin, từ thông tin thành tri thức. |
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV giới thiệu: Dữ liệu, thông tin, tri thức và tháp dữ liệu – thông tin – tri thức đều là những khái niệm cơ bản trong tin học. - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.8 -9 và cho biết: • Nêu khái niệm tri thức? • Tháp dữ liệu – thông tin – tri thức cho biết điều gì? - GV chốt kiến thức. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức GV giảng. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - HS khác lắng nghe, nhận xét. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. |
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học thông qua các bài tập phần Luyện tập tr.9.
b. Nội dung: HS làm các bài tập phần Luyện tập trong SGK tr.9.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện:
* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu các HS suy nghĩ và làm các bài tập số 1, 2 trong SGK.9 vào trong vở ghi.
Bài tập 1. Em hãy nêu một ví dụ minh họa việc người gửi (không dùng máy tính) chuyển thông tin thành dữ liệu ở các dạng khác nhau để gửi cho người nhận. Bài tập 2. Em hãy cho biết đầu vào và đầu ra của một bài toán xử lí thông tin là gì? |
* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện các nhân, viết bài tập ra vở ghi.
- GV quan sát và hỗ trợ nếu cần thiết.
* Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV gọi 2 HS trả lời bài tập 1, 2.
- HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
* Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chốt đáp án từng câu.
Bài tập 1:
Ví dụ: bạn An và bạn Minh muốn trao đổi nội dung về học tập, đời sống với nhau nhưng 2 bạn lại có khoảng cách khá xa. Một trong hai bạn có thể sử dụng những cách sau để liên lạc:
- Gọi nói chuyện trực tiếp bằng điện thoại di dộng. (dạng lời nói)
- Gọi video call cho nhau bằng ứng dụng của điện thoại thông minh. (dạng hình ảnh)
- Ghi âm vào băng cát xét sau đó gửi cho nhau. (dạng âm thanh)
- Viết thư sau đó gửi thư qua bưu điện. (dạng chữ viết)
Bài tập 2:
- Đầu vào của bài toán xử lí thông tin là những dữ liệu mà con người hay máy tính có thể xử lí được.
- Đầu ra của bài toán trên chính là kết quả của bài toán thông tin, ở đây là thông tin cần thiết.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra..
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS để giải quyết nhiệm vụ.
d. Tổ chức thực hiện:
* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu các HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi Vận dụng trong SGK tr.9.
Từ hoạt động trong bài học, đầu vào là bảng tổng kết các môn học của học sinh cả lớp, em hãy kể thêm những thông tin có thể rút ra.
Gợi ý: Em hãy nêu ra một, hai mục đích xử lí thông tin khác.
* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- GV quan sát và hỗ trợ nếu cần thiết.
* Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi.
- HS khác lắng nghe, nhận xét bổ sung.
* Bước 4. Kết luận
- GV nhận xét, chốt đáp án từng câu.
Ví dụ: điểm trung bình của lớp cho mỗi môn học; điểm thấp nhất của mỗi môn; số HS có điểm dưới 5; …
5. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học giải quyết các vấn đề học tập
b. Nội dung: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS để giải quyết nhiệm vụ.
d. Tổ chức thực hiện:
* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu các HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi tự kiểm tra trong SGK tr.9.
Câu 1: Con người làm gì khi muốn lưu trữ hay trao đổi thông tin?
Câu 2: Em hãy cho biết các bước xử lí thông tin của máy tính hay một hệ thống xử lí thông tin nói chung.
* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- GV quan sát và hỗ trợ nếu cần thiết.
* Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi.
- HS khác lắng nghe, nhận xét bổ sung.
* Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chốt đáp án từng câu.
Câu 1: Con người chuyển thông tin thành dữ liệu khi muốn lưu trữ hay trao đổi (gửi đi) thông tin. Ở bước nhận tin, dữ liệu lại chuyển thành thông tin trong bộ não con người.
Câu 2: Các bước xử lí thông tin của máy tính gồm xử lí đầu vào để chuyển thành dữ liệu số hóa, xử lí dữ liệu số hóa, xử lí lưu trữ và xử lí đầu ra để chuyển thành thông tin mà con người hiểu được.
6. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC:
- Hướng dẫn học bài cũ:
- Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
.....................................................................................................................
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn