Giáo án Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo Học kì 1 (năm 2023 mới nhất)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tài liệu Giáo án Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo đầy đủ Học kì 1, Học kì 2 mới, chuẩn nhất theo Bộ GD giúp thầy cô dễ dàng soạn giáo án môn Toán lớp 4 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Giáo án Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo Học kì 1 (năm 2023 mới nhất)
Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
TUẦN 1
1. ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Đọc, viết, xếp được thứ tự các số đến 100 000.
- Nhận biết được cấu tạo và phân tích số của số có năm chữ số, viết số thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục và đơn vị.
- Nhận biết được các số tự nhiên có bốn hoặc năm chữ số liên tiếp.
- So sánh hai số có năm chữ số, sắp xếp các số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Làm tròn số.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
GV tổ chức trò chơi “Đố bạn” Đếm từ 1 đến 10 Đếm theo chục từ 0 đến 100 Đếm theo trăm từ 100 đến 1000 Đếm theo nghìn từ 1000 đến 10000 Đếm theo chục nghìn từ 10000 đến 100000 - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi. - HS lắng nghe. |
2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Ôn tập, củng cố về kiến thức đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh các số đến 100 000. + Ôn tập, củng cố về kiến thức về cấu tạo phân tích số có năm chữ số, viết số có năm chữ số thành các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị (và ngược lại). + Làm tròn số. - Cách tiến hành: | |
Bài 1. (Làm việc cá nhân) Viết số, đọc số, viết số thành tổng của các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị. - GV hướng dẫn cho HS viết số, đọc số, viết số thành tổng theo mẫu. - Các ý còn lại học sinh làm vào vở. - Gv gọi HS trả lời. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Số? - GV yêu cầu HS đọc đề bài và phân tích đề bài. - GV hướng dẫn HS phân tích quy luật của từng dãy số. - GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm. - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. Đề bài: Số? a) 4 760; 4 770; 4 780; .?.; .?.; .?.; 4 820. b) 6 600; 6 700; 6 800; .?.; .?.; .?.; 7 200. c) 50 000; 60 000; 70 000; .?.; .?.; .?. . - GV Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: (Làm việc cá nhân) Chọn số thích hợp với mỗi tổng - GV cho HS làm bài tập vào vở. - Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4. (Làm việc nhóm 2) So sánh số. - GV yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai số tự nhiên đã được học ở các lớp trước. - GV hướng dẫn HS so sánh số ở ví dụ. - Từ ví dụ GV yêu cầu HS phân tích đề bài. - GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm. - Các nhóm trình bày kết quả, giải thích kết quả, nhận xét lẫn nhau. - GV giải thích lại cách làm. - GV Nhận xét, tuyên dương. Bài 5 (Làm việc cá nhân) Làm tròn số rồi nói theo mẫu. Mẫu: Làm tròn số 81 425 đến hàng chục thì được số 81 430. a) Làm tròn các số sau đến hàng chục: 356; 28 473. b) Làm tròn các số sau đến hàng trăm: 2 021; 76 892 c) Làm tròn các số sau đến hàng nghìn: 7 428; 16 534 - HS hướng dẫn mẫu, yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn thành bài tập. - GV mời HS nêu kết quả - GV nhận xét, tuyên dương. - GV nhận xét tuyên dương. |
Bài 1: - HS theo dõi GV làm mẫu. - HS lần lượt làm bảng con hoặc phiếu học tập - HS nêu kết quả: a) Số gồm 6 chục nghìn, 8 nghìn, 1 trăm, 4 chục và 5 đơn vị Viết số: 68 145 Đọc số: Sáu mươi tám nghìn một trăm bốn mươi lăm. Viết số thành tổng: 68 145 = 60 000 + 8 000 + 100 + 40 + 5 b) Số gồm 1 chục nghìn, 2 nghìn và 2 trăm. Viết số: 12 200 Đọc số: Mười hai nghìn hai trăm Viết số thành tổng: 12 200 = 10 000 + 2 000 + 200 c) Số gồm 4 nghìn và 1 đơn vị. Viết số: 4 001 Đọc số: Bốn nghìn không trăm linh một Viết số thành tổng: 4 001 = 4 000 + 1 - HS lắng nghe. Bài 2: - HS đọc đề bài, lắng nghe giáo viên hướng dẫn. - HS làm việc theo nhóm. - HS nêu kết quả Ta đếm như sau: a) 4 760; 4 770; 4 780; 4 790; 4 800; 4 810; 4 820. b) 6 600; 6 700; 6 800; 6 900; 7 000; 7 100; 7 200. c) 50 000; 60 000; 70 000; 80 000; 90 000; 100 000. - HS lắng nghe. Bài 3: - HS làm vào vở. - HS nêu kết quả A – N B – Q C – P D – M Ta có: 30 000 + 6 000 + 200 + 40 = 36 240 60 000 + 3 000 + 20 + 4 = 63 024 60 000 + 3 000 + 200 + 40 = 63 240 30 000 + 6 000 + 20 + 4 = 36 024 - HS lắng nghe. Bài 4. - HS nêu cách so sánh hai số tự nhiên. - HS lắng nghe GV hướng dẫn. - HS đọc đề bài và phân tích đề bài. - HS làm bài vào vở. - HS nêu kết quả: a) Sắp xếp các số 10 748; 11 750; 9 747; 11 251 theo thứ tự từ bé đến lớn ta được: 9 747; 10 748; 11 251; 11 750. * Giải thích Số 9 747 là số có 4 chữ số; Các số 10 748; 11 750; 11 251 là số có 5 chữ số và có chữ số hàng chục nghìn là 1. Số 10 748 có chữ số hàng nghìn là 0; Các số 11 750 và 11 251 có chữ số hàng nghìn là 1. Số 11 750 có chữ số hàng trăm là 7, số 11 251 có chữ số hàng trăm là 2 Do 2 < 7 nên 11 251 < 11 750. Do 0 < 1 nên 10 748 < 11 251 < 11 750. Vậy: 9 747 < 10 748 < 11 251 < 11 750. b) Ta có: 9 000 < 9 747 < 10 000 nên ta điền số 9 747 vào vị trí A 10 000 < 10 748 < 11 000 nên ta điền số 10 748 vào vị trí B 11 000 < 11 251 < 11 750 < 12 000 nên ta cần điền số 11 251 vào vị trí C và số 11 750 vào vị trí D Ta điền như sau: - HS lắng nghe. Bài 5 - HS lắng nghe GV hướng dẫn mẫu. - HS làm bài vào vở. - HS xung phong nêu kết quả a) Làm tròn số 356 đến hàng chục thì được số 360. Làm tròn số 28 473 đến hàng chục thì được số 28 470 b) Làm tròn số 2 021 đến hàng trăm thì được số 2 000 Làm tròn số 76 892 đến hàng trăm thì được số 72 900 c) Làm tròn số 7 428 đến hàng nghìn thì được số 7 000 Làm tròn số 16 534 đến hàng nghìn thì được số 17 000 - Hai bạn học sinh trong cùng một bàn đổi chéo vở kiểm tra kết quả. - Một bạn học sinh đứng dậy nhận xét bài bạn. - Cả lớp quan sát, lắng nghe, sửa bài vào vở nếu sai. |
3. Vận dụng: - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. | |
- Cách tiến hành: GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Phân tích số” + Giáo viên chuẩn bị hai bảng phụ có nội dung ghi giống nhau. Một số mảnh giấy ghi kết quả tương ứng. …....... = 6 000 + 300 + 60 + 5 …......... = 70 000 + 500 + 30 + 1 …......... = 20 000 + 1 000 + 400 + 5 ….......... = 20 000 + 700 + 40 99 999 = … + … + … + 21 212 = 20 000 + … + … + ..... + ..... 19 225 = … + 9 000 + ... + ...... + 5 7 001 = 7 000 + … + Học sinh chuẩn bị phấn. + Thời gian 3 – 5 phút. + Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm chọn các thành viên tham gia chơi (5 – 10 em), các em còn lại cổ vũ cho đội của mình. Hai đội xếp thành 02 hàng dọc. Đội trưởng lên nhận và phát cho mỗi bạn trong đội của mình một mảnh giấy ghi kết quả tương ứng với nội dung ghi trên bảng. Các thành viên trong đội đọc, quan sát so sánh tìm vị trí của mình cần điền. + Khi giáo viên có hiệu lệnh bắt đầu chơi, yêu cầu các bạn trong đội lên điền kết quả của mình vào bảng phụ treo trên lớp (phần bài của đội mình). Bạn thứ nhất điền xong quay xuống nhanh chóng vỗ vào tay bạn thứ hai, bạn thứ hai lên điền, … Cứ như thế tiếp tục cho đến hết. + Các bạn học sinh dưới lớp và giáo viên thống kê, đánh giá điểm. Mỗi kết quả đúng ghi 10 điểm. Đội nào nhiều điểm sẽ thắng. Trong trường hợp cả hai đội đều điền đúng kết quả thì đội nào nhanh hơn, trình bày đẹp hơn sẽ thắng. - GV nhận xét, tuyên dương. |
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Kết quả đúng của hai bảng: 6 365 = 6 000 + 300 + 60 + 5 70 531 = 70 000 + 500 + 30 + 1 21 405 = 20 000 + 1 000 + 400 + 5 20 740 = 20 000 + 700 + 40 99 999 = 90 000 + 9 000 + 900 + 90 + 9 21 212 = 20 000 + 1 000 + 200 + 10 + 2 19 225 = 10 000 + 9 000 + 200 + 20 + 5 7 001 = 7 000 + 1 |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Củng cố đọc số, viết số, so sánh số, thứ tự số (tìm số lớn nhất, số bé nhất) liên hệ với số liên tiếp và phát triển năng lực.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- Cách tiến hành: GV tổ chức trò chơi “truyền điện” để khởi động bài học. + Bạn đầu tiên được giáo viên chỉ định sẽ đọc một số có 5 chữ số bất kì. + Bạn đó sẽ được quyền chỉ định bạn tiếp theo đứng lên đọc số tự nhiên liền sau số đó. + Bạn nào đọc xong sẽ được chỉ định bạn tiếp theo. Cứ thế cho đến khi giáo viên hô dừng lại. + Mỗi bạn có 3 giây để suy nghĩ và nói. Bạn bất kì được chỉ định nếu nói sai hoặc chậm thời gian sẽ bị phạt nhảy lò cò một vòng quanh lớp. - GV nhận xét, tuyên dương, dẫn dắt vào bài mới. |
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe. |
2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Củng cố so sánh số, thứ tự số (tìm số lớn nhất, số bé nhất) liên hệ với số liên tiếp. - Cách tiến hành: |
|
Bài 6. (Làm việc cá nhân) a) Hãy cho biết trong hình dưới đây có bao nhiêu tiền. - GV hướng dẫn cho HS nhận biết mệnh giá các loại tiền. - GV yêu cầu HS thực hiện tính tổng số tiền ra vở nháp. - GV yêu cầu HS nêu đáp án. - GV nhận xét, đánh giá và yêu cầu HS làm bài vào vở. b) Với số tiền trên có thể mua được hộp bút chì màu nào dưới đây? - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoạt động cá nhân. - GV yêu cầu HS nêu kết quả. - GV nhận xét, đánh giá và hướng dẫn HS làm bài vào vở. Bài 7: (Làm việc nhóm 2) Câu nào đúng, câu nào sai? a) Số hai mươi bốn nghìn năm trăm linh ba viết là 24 503 b) Số 81 160 đọc là tám một một sáu không c) Số gồm 5 chục nghìn và 2 trăm viết là 5 200 d) 77 108 = 70 000 + 7 000 + 100 + 8 - GV chia nhóm 2. - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. - GV Nhận xét, tuyên dương. Bài 8: (Làm việc nhóm 2) - GV chia nhóm 2. - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. Chọn ý trả lời đúng. a) Số liền sau của số 99 999 là: A. 100 000 B. 99 998 C. 10 000 D. 9 998 b) Số 40 050 là: A. số tròn chục nghìn B. số tròn nghìn C. số tròn trăm D. số tròn chục c) Làm tròn số 84 572 đến hàng nghìn thì được số: A. 80 000 B. 85 000 C. 84 000 D. 84 600 d) Số bé nhất có bốn chữ số là: A. 1 000 B. 1 111 C. 1 234 D. 10 000 - GV Nhận xét, tuyên dương. Bài 9. (Làm việc nhóm 4) - GV cho HS đọc yêu cầu của bài, phân tích đề bài. - GV hướng dẫn: So sánh độ dài các quãng đường để tìm là quãng đường nào dài nhất, quãng đường nào ngắn nhất. - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. - GV yêu cầu các nhóm giải thích chi tiết các kết quả.
- GV Nhận xét, tuyên dương. |
Bài 6: - HS quan sát và nhận biết các loại tiền. - HS tính tổng số tiền và nêu kết quả: a) Hình trên có tất cả số tiền là: 20 000 + 10 000 + 5 000 × 2 + 2 000 × 3 + 1 000 = 47 000 (đồng) Đáp số: 47 000 đồng - HS làm bài vào vở. b) – HS đọc yêu cầu đề bài. - HS nêu kết quả: Với số tiền 47 000 đồng, ta có thể mua được hộp bút chì màu với giá là 46 000 đồng.
Bài 7: - HS hoạt động nhóm 2. - HS nêu kết quả: Câu đúng là: a, d Câu sai là: b, c Sửa lại: b) Số 81 160 đọc là tám mươi mốt nghìn một trăm sáu mươi c) Số gồm 5 chục nghìn và 2 trăm viết là 50 200
Bài 8 - HS làm việc nhóm 2. - HS nêu kết quả: a) Đáp án đúng là: A Số liền sau của số 99 999 là số đứng sau số 99 999 và hơn số 99 999 một đơn vị. Vậy số đó là 100 000. b) Đáp án đúng là: D Số 40 050 là số tròn chục c) Đáp án đúng là: B Số 84 572 có chữ số hàng trăm là 5. Do 5 = 5 nên khi làm tròn đến chữ số hàng nghìn, ta làm tròn lên thành số 85 000 d) Đáp án đúng là: A Số bé nhất có bốn chữ số là: 1 000
Bài 9: a) Trong bốn quãng đường trên, quãng đường dài nhất là quãng đường từ Hà Nội đến Đất Mũi (dài 2 107 km); quãng đường ngắn nhất là quãng đường từ Hà Nội đến cột cờ Lũng Cú (dài 439 km). b) Sắp xếp các số đo độ dài theo thứ tự từ lớn đến bé: 2 107 km; 1 186 km; 681 km; 439 km Vậy số bé nhất trong các số trên là 15 999 - HS lắng nghe. |
3. Vận dụng: - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: |
|
+ GV tổ chức cho cả lớp tham gia chuyên mục “Thử thách”. Mỗi con vật che số nào? + HS thực hiện nhóm đôi và tìm ra kết quả. Nhóm nào đưa ra đáp án nhanh và chính xác nhất sẽ được khen thưởng.
- Nhận xét, tuyên dương. |
- HS tham gia. - Dự kiến sản phẩm: a) Số đứng sau hơn số đứng trước 10 đơn vị. Ta chỉ cần đếm thêm 10 để điền số thích hợp vào chỗ trống 34 512; 34 522; 34 532; 34 542; 34 552 b) Số đứng sau hơn số đứng trước 100 đơn vị. Ta chỉ cần đếm thêm 100 để điền số thích hợp vào chỗ chấm 67 825; 67 925; 68 025; 68 125; 68 225 - HS lắng nghe. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
BÀI 2: ÔN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Tính nhẩm, đặt tính rồi tính được các phép cộng, trừ trong phạm vi 100 000.
- Ôn tập về tính giá trị biểu thức.
- Thông qua hoạt động luyện tập thực hành, vận dụng giải bài toán thực tế.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhiều điểm nhất” để khởi động bài học. - Chuẩn bị: + 2 chậu cây cảnh có đánh số 1, 2 (có thể thay bằng cây vẽ trên bảng hoặc cây bằng bìa). + Một số bông hoa bằng giấy màu cứng, mặt trước màu trắng ghi các phép tính như 1 500 + 3 500 25 986 + 6 000 1 950 – 7 000 41 500 – 31 400 + Phấn màu, nam châm. + Chọn 3 học sinh khá nhất lớp làm giám khảo và thư ký. - Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội, khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” lần lượt từng đội cử người lên bốc hoa trên bàn giáo viên, người chơi có nhiệm vụ làm nhanh phép tính ghi trên bông hoa, sau đó gắn bông hoa lên cây của đội mình bằng nam châm. Người này làm xong cài hoa lên cây thì lại đến lượt người khác. Cứ như vậy cho đến hết 2 phút. Sau khi giáo viên hô hết giờ thì 2 đội mỗi đội cử 1 đại diện lên đọc lần lượt từng phép tính trên cây của mình đồng thời giơ cho cả lớp xem bông hoa đó. Giám khảo đánh giá và thư ký ghi lại kết quả. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe. |
2. Luyện tập - Mục tiêu: + Ôn tập, củng cố về tính nhẩm đặt tính rồi tính phép cộng và phép trừ. + Ôn tập về tính giá trị biểu thức. + Vận dụng vào giải bài toán thực tế. - Cách tiến hành: |
|
Bài 1. (Làm việc cá nhân) Đặt tính rồi tính - GV ôn lại cho học sinh cách đặt tính rồi tính: Đặt tính theo cột dọc sao cho các hàng thẳng cột với nhau và tiến hành thực hiện cộng các số lần lượt từ trái qua phải. - GV yêu cầu HS thực hiện vào vở. - GV mời một số bạn lên bảng trình bày bài. - GV kiểm tra vở một số bạn bất kì.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: (Làm việc cá nhân) Tính nhẩm. - GV hướng dẫn lại cho HS cách tính nhẩm. - GV yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV yêu cầu hai bạn trong cùng một bàn đổi chéo vở nhận xét kết quả của nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3: (Làm việc nhóm 2) - GV yêu cầu HS đọc đề bài: >, <, = a) 4 735 + 15 .?. 4 735 + 10 b) 524 – 10 .?. 525 – 10 c) 4 735 – 15 .?. 4 735 – 10 d) 7 700 + 2 000 .?. 6 700 + 3 000 - GV yêu cầu HS thực hiện nhóm 2, mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả (GV yêu cầu HS giải thích chi tiết cách làm).
- GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4: (Làm việc cá nhân) Số? a) 371 + .?. = 528 b) .?. + 714 = 6 250 c) .?. – 281 = 64 d) 925 – .?. = 135 - GV mời một số bạn nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết trong một phép tính (tổng, hiệu)
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân. - GV mời một số bạn nêu kết quả.
- GV yêu cầu HS thực hiện vào vở. - GV nhận xét tuyên dương. |
Bài 1: - HS thực hiện đặt tính rồi tính vào vở - HS lắng nghe.
Bài 2: - HS làm việc cá nhân vào vở. - HS đổi chéo vở nhận xét kết quả lẫn nhau. - HS lắng nghe.
Bài 3: - HS làm vào vở. - HS làm việc theo nhóm. - Các nhóm nêu kết quả. a) 4 735 + 15 > 4 735 + 10 Do 15 > 10 nên ta cần điền dấu “>” vào ô trống. b) 524 – 10 < 525 – 10 c) 4 735 – 15 < 4 735 – 10 d) 7 700 + 2 000 = 6 700 + 3 000 - HS lắng nghe. Bài 4: - HS nêu: + Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. + Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiện cộng với số trừ. + Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu. - HS nêu kết quả: Ta điền như sau: a) 371 + 157 = 528 Số cần tìm là: 528 – 371 = 157 b) 5 536 + 714 = 6 250 Tương tự câu a, số cần tìm là: 6 250 – 714 = 5 536 c) 345 – 281 = 64 Số cần tìm là: 64 + 281 = 345 d) 925 – 790 = 135 Số cần tìm là: 925 – 135 = 790 - HS làm bài vào vở.
- HS lắng nghe. |
3. Vận dụng - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức vận dụng làm bài toán. + Bài toán: Vụ mùa trước, gia đình bác Minh thu hoạch được 5500 kg thóc. Vụ mùa này gia đình của bác thu hoạch được ít hơn vụ mùa trước 1560 kg thóc. Hỏi cả hai vụ mùa gia đình bác Minh thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam thóc? |
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + HS trả lời: Bài giải Vụ mùa này gia đình bác Minh thu hoạch được số ki-lô-gam thóc là: 5 500 - 1560 = 3 940 (kg) Cả hai vụ mùa gia đình bác Toàn thu hoạch được số ki-lô-gam thóc là: 5 500 + 3 940 = 9 440 (kg) Đáp số: 9 440 kg |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
BÀI 2: ÔN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Tính nhẩm, đặt tính rồi tính được các phép cộng, trừ trong phạm vi 100 000.
- Thông qua hoạt động luyện tập thực hành, vận dụng giải bài toán thực tế.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- GV cho HS chơi “Đố bạn” Ví dụ: GV hướng dẫn: + Quản trò nói: “Đố bạn, đố bạn.” + HS: Đố gì? Đố gì? Quản trò: 80 000 + 1 000 = ? + HS biết xung phong phát biểu: 81 000 * Tương tự quản trò ra các câu đố tiếp theo. + Quản trò nói: “Đố bạn, đố bạn.” + HS: Đố gì? Đố gì? Quản trò nói: 6 000 – 3 000 = ? - GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe. |
2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Ôn tập, củng cố về các tính phép nhân, chia các số trong phạm vi 100 000 + Vận dụng vào giải bài toán thực tế. - Cách tiến hành: |
|
Bài 5. (Làm việc nhóm 2) - GV chia nhóm 2. - GV yêu cầu HS đọc kĩ đề bài và làm bài. - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. Chọn ý trả lời đúng Bốn túi đường có khối lượng lần lượt là: 1kg, 700 g, 1 kg 500 g; 1 kg 250 g. a) Túi nặng nhất và túi nhẹ nhất có khối lượng lần lượt là: A. 1 kg 500 g và 700 g B. 1 kg 500 g và 1 kg C. 1 kg và 700 g D. 700 g và 1 kg b) Túi nặng nhất hơn túi nhẹ nhất: A. 300 g B. 550 g C. 800 g D. 1000 g c) Tổng khối lượng cả bốn túi là: A. 3 kg B. 3 kg 700 g C. 3 kg 750 g D. 4 kg 450 g
- GV nhận xét, tuyên dương. Bài 6: (Làm việc nhóm 2) - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc đề bài. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm 2. - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. - GV Nhận xét, tuyên dương.
Bài 7: (Làm việc cá nhân) Bài toán: Một sân bóng đá hình chữ nhật có chiều rộng 75m, chiều dài 100m. An và Tú cùng xuất phát từ A để đến C. Đường đi của An dài bằng nửa chu vi sân bóng đá. Tú đi thẳng từ A đến C nên đường đi ngắn hơn đường đi của An là 50m. Hỏi đường đi của Tú dài bao nhiêu mét? - GV hướng dẫn học sinh phân tích bài toán: (Bài toán cho biết gì? hỏi gì) nêu cách giải. - GV nhận xét tuyên dương.
Bài 8: (Làm việc cá nhân) Giải bài toán theo tóm tắt sau: - GV yêu cầu HS đọc tóm tắt và nêu đề bài. - GV yêu cầu HS giải bài toán. - GV cho HS làm bài tập vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. |
Bài 5: - HS làm việc nhóm 2. - HS nêu kết quả và giải thích kết quả: a) Đáp án đúng là: A Đổi: 1 kg = 1 000 g 1 kg 500 g = 1 000 g + 500 g = 1 500 g 1 kg 250 g = 1 000 g + 250 g = 1 250 g So sánh các số, ta có: 700 < 1 000 < 1 250 < 1 500 Vậy túi nặng nhất có khối lượng 1 500 g (hay 1 kg 500g) và túi nhẹ nhất có khối lượng 700 g b) Đáp án đúng là: C Túi nặng nhất hơn túi nhẹ nhất là: 1 500 – 700 = 800 (g) Đáp số: 800 g c) Đáp án đúng là: D Tổng khối lượng của cả bốn túi là: 700 + 1 000 + 1 250 + 1 500 = 4 450 (g) Đổi 4 450 g = 4 kg 450 g Đáp số: 4 kg 450 g - HS lắng nghe. Bài 6: - HS làm việc theo nhóm. - Các nhóm nêu kết quả. Cân nặng của con hươu cao cổ là: 2 500 – 1 100 = 1 400 (kg) Cân nặng của con tê giác là: 1 400 + 1 800 = 3 200 (kg) Đáp số: 3 200 kg
Bài 7: - HS đọc bài toán có lời văn, phân tích bài toán, nêu cách trình bày bài giải. Bài giải Đường đi của An dài số mét là: 100 + 75 = 175 (m) Đường đi của Tú dài số mét là: 175 – 50 = 125 (m) Đáp số: 125 m
- HS lắng nghe.
Bài 8: - HS nêu bài toán theo tóm tắt: Bài toán: Bể A chứa 250l nước. Hỏi bể B chứa nhiều hơn bể A bao nhiêu l nước, biết cả hai bể chứa tất cả 625l nước. - HS giải bài toán: Bài giải Bể B chứa số lít nước là: 625 – 250 = 375 (l) Bể B chứa nhiều hơn bể A số lít nước là: 375 – 250 = 125 (l) Đáp số: 125 l nước - HS lắng nghe. |
3. Vận dụng - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: |
|
- Vận dụng 1: GV tổ chức vận dụng bằng trò chơi “Tập tính tiền khi mua bán” SGK trang 12 Em có 100 000 đồng, em định mua hai hoặc ba món hàng trong các mặt hàng dưới đây. Hãy làm theo hướng dẫn sau: - Làm tròn giá tiền mỗi món hàng em định mua đến hàng chục nghìn (các số có năm chữ số) hoặc hàng nghìn (các số có bốn chữ số) - Tính nhẩm tổng số tiền các món hàng em chọn theo số đã làm tròn để xem đủ tiền mua không. - Vận dụng 2: Quan sát các hình sau: Hình thứ bảy có bao nhiêu tam giác màu xanh?
- GV nhận xét, tuyên dương. - GV tổng kết bài học. Yêu cầu HS về ôn lại bài và đọc trước bài mới. |
- Vận dụng 1: - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Gợi ý: Em có thể chọn 3 món hàng: quả bóng đá, bộ quần áo, tất Giá tiền quả bóng đá là 54 700 đồng. Khi làm tròn đến chữ số hàng chục nghìn ta được: Giá tiền quả bóng đá khoảng 50 000 đồng Giá tiền bộ quần áo là 49 000 đồng. Khi làm tròn đến chữ số hàng chục nghìn ta được: Giá tiền bộ quần áo khoảng 50 000 đồng Giá tiền của đôi tất là 16 500 đồng. Khi làm tròn đến chữ số hàng chục nghìn ta được: Giá tiền của đôi tất khoảng 20 000 đồng - Tổng giá tiền 3 món hàng trên khoảng: 50 000 + 50 000 + 20 000 = 120 000 (đồng) Vậy với 100 000 đồng em không đủ tiền để mua 3 món hàng trên.
- Vận dụng 2: Hình thứ nhất có: 1 tam giác màu xanh Hình thứ hai có: 3 tam giác màu xanh Hình thứ ba có: 6 tam giác màu xanh Hình thứ tư có: 10 tam giác màu xanh Hình thứ năm có: 15 tam giác màu xanh Số tam giác ở hình thứ hai = Số tam giác ở hình thứ nhất + 2 Số tam giác ở hình thứ ba = Số tam giác ở hình thứ hai + 3 Số tam giác ở hình thứ tư = Số tam giác ở hình thứ ba + 4 Số tam giác ở hình thứ năm = Số tam giác ở hình thứ tư + 5 Như vậy: Số tam giác ở hình thứ sáu = Số tam giác ở hình thứ năm + 6 = 15 + 6 = 21 (hình) Số tam giác ở hình thứ bảy = Số tam giác ở hình thứ sáu + 7 = 21 + 7 = 28 (hình) Vậy hình thứ bảy có 28 hình tam giác màu xanh.
- HS lắng nghe. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
BÀI 3: ÔN TẬP PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Tính nhẩm, đặt tính rồi tính được các phép nhân, chia trong phạm vi 100 000.
- Thông qua hoạt động luyện tập thực hành, vận dụng giải bài toán thực tế.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. - GV chiếu các câu hỏi trên slide. Bạn nào giơ tay nhanh nhất sẽ được trả lời. + Câu 1: Kết quả của phép tính 23500 + 20300 là bao nhiêu? + Câu 2: Gấp 4 343 lên 4 lần ta được số nào? + Câu 3: Một cửa hàng có 2 160 kg gạo, sau khi bán thì số gạo giảm đi 3 lần. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo? + Câu 4: Chọn dấu phép tính: “×; ;” thích hợp điền vào ô trống: - GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe. |
2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Ôn tập, củng cố về các tính phép cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100000 + Vận dụng vào giải bài toán thực tế. - Cách tiến hành: |
|
Bài 1. (Làm việc cá nhân) Đặt tính rồi tính - GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính. a) 31 928 × 3 b) 7 150 × 6 c) 21 896 : 7 d) 8 254 : 4
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: (Làm việc cá nhân) Tính nhẩm: - GV yêu cầu HS tính nhẩm và trình bày vào vở. - GV yêu cầu hai bạn lên bảng trình bày bài. - GV yêu cầu các học sinh khác làm bài vào vở.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: (Làm việc nhóm 2) - GV yêu cầu HS đọc đề bài: >, <, = a) 4 735 + 15 .?. 4 735 + 10 b) 524 – 10 .?. 525 – 10 c) 4 735 – 15 .?. 4 735 – 10 d) 7 700 + 2 000 .?. 6 700 + 3 000 - GV yêu cầu HS thực hiện nhóm 2, mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả (GV yêu cầu HS giải thích chi tiết cách làm).
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 4: (Làm việc nhóm 2) Số? a) 8 × .?. = 240 b) .?. × 9 = 540 c) .?. : 6 = 20 d) 45 : .?. = 9 - GV mời một số bạn nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết trong một phép tính (tổng, hiệu)
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân. - GV mời một số bạn nêu kết quả.
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm.
Bài 5 (Làm việc nhóm 2) - GV chia nhóm 2. - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. Chọn ý trả lời đúng a) Một số khi nhân với 1 thì có kết quả là A. chính số đó B. 1 C. 0 D. số liền sau số đã cho b) Tại một thời điểm, nhiệt độ ở Đà Lạt là 16oC, nhiệt độ ở Tiền Giang gấp 2 lần nhiệt độ ở Đà Lạt. Nhiệt độ ở Tiền Giang lúc đó là: A. 8oC B. 18oC C. 32oC D. 48oC c) Bao gạo thứ nhất nặng 25 kg. Bao gạo thứ hai nặng gấp 2 lần bao gạo thứ nhất. Bao gạo thứ hai cân nặng: A. 23 kg B. 27 kg C. 40 kg D. 50 kg d) Bình thứ nhất chứa 12 l nước, bình thứ hai chứa 3 l nước. Lượng nước ở bình thứ nhất gấp mấy lần lượng nước ở bình thứ hai? A. 4 lần B. 9 lần C. 15 lần D. 36 lần - GV Nhận xét, tuyên dương. |
Bài 1: - HS làm bài vào vở. - HS nêu kết quả - HS lắng nghe.
Bài 2: - HS làm việc cá nhân vào vở. - HS xung phong lên bảng trình bày bài: a) 20 × 4 = 80 800 × 3 = 2 400 70 × 2 = 140 6 000 × 9 = 54 000 b) 60 : 3 = 20 800 : 8 = 100 150 : 5 = 30 6 300 : 7 = 900 - HS lắng nghe. Bài 3: a) 120 × 3 < 120 × 4 Ta có: 120 × 3 = 360 120 × 4 = 480 Do 360 < 480 nên ta cần điền dấu “<” vào ô trống. b) 18 : (2 × 3) = 18 : 2 : 3 Ta có: 18 : (2 × 3) = 18 : 6 = 3 18 : 2 : 3 = 9 : 3 = 3 Do 3 = 3 nên ta cần điền dấu “=” vào ô trống. c) 120 : 3 > 120 : 4 Ta có: 120 : 3 = 40 120 : 4 = 30 Do 40 > 30 nên ta cần điền dấu “>” vào ô trống. d) 14 × 8 = 7 × 16 Ta có: 14 × 8 = 112 7 × 16 = 112 Do 112 = 112 nên ta cần điền dấu “=” bằng ô trống
Bài 4. - HS nêu: + Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết + Trong phép chia hết, muốn số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia + Trong phép chia hết, muốn tìm số chia, ta lấy số bị chia chia cho thương - HS nêu kết quả: Ta điền như sau: a) 8 × 30 = 240 Số cần tìm là: 240 : 8 = 30 b) 60 × 9 = 540 Tương tự câu a, số cần tìm là: 540 : 9 = 60 c) 120 : 6 = 20 Số cần tìm là: 20 × 6 = 120 d) 45 : 5 = 9 Số cần tìm là: 45 : 9 = 5 - HS lắng nghe.
Bài 5. - HS hoạt động nhóm 2. - HS nêu kết quả: a) Đáp án đúng là: A Một số khi nhân với 1 thì có kết quả là chính số đó. b) Đáp án đúng là: C Nhiệt độ ở Tiền Giang lúc đó là: 16 × 2 = 32 (oC) Đáp số: 32 oC c) Đáp án đúng là: D Bao gạo thứ hai cân nặng là: 25 × 2 = 50 (kg) Đáp số: 50 kg. d) Đáp án đúng là: A Lượng nước ở bình thứ nhất gấp lượng nước ở bình thứ hai số lần là: 12 : 3 = 4 (lần) Đáp số: 4 lần
|
3. Vận dụng - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: |
|
- GV tổ chức vận dụng bằng bài tập Tìm thành phần của phép tính sau: - GV nhận xét, tuyên dương |
- HS tham gia trò chơi. 1536 + 5391 = 6927 1023 - 42 = 981 2 × 923 = 1846 2416 : 604 = 4 - HS lắng nghe. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
................................
................................
................................