Giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Vật lí lớp 10


Haylamdo biên soạn và sưu tầm Giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức đầy đủ, chuẩn nhất theo Bộ GD, hi vọng giúp thầy cô dễ dàng soạn giáo án môn Vật lí 10 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất

Xem thử

Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án Vật Lí 10 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

BÀI 1: LÀM QUEN VỚI VẬT LÍ

Môn học/Hoạt động giáo dục: Vật lí; lớp:10

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được đối tượng nghiên cứu của Vật lí học và mục tiêu của môn Vật lí.

- Nắm được các giai đoạn phát triển của Vật lí

- Nêu được một số ảnh hưởng của vật lí đối với cuộc sống, đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật.

- Nêu được ví dụ chứng tỏ kiến thức, kĩ năng vật lí được sử dụng trong một số lĩnh vực khác nhau.

- Nêu được một số ví dụ về phương pháp nghiên cứu vật lí (phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình).

- Nêu được các bước trong tiến trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu.

- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

- Năng lực thực nghiệm.

- Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học.

- Năng lực hoạt động nhóm.

b. Năng lực đặc thù môn học

- Phân tích được một số ảnh hưởng của vật lí đối với cuộc sống, đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật.

- Nêu được ví dụ chứng tỏ kiến thức, kĩ năng vật lí được sử dụng trong một số lĩnh vực khác nhau.

- Vận dụng được các phương pháp nghiên cứu vật lí trong một số hiện tượng vật lí cụ thể

3. Phẩm chất

- Có thái độ hứng thú trong học tập môn Vật lý.

- Có sự yêu thích tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan.

- Có tác phong làm việc của nhà khoa học.       

- Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Bài giảng powerpoint kèm các hình ảnh và video liên quan đến nội dung bài học

- Giấy kẻ ô li để vẽ đồ thị.

- Phiếu học tập.

Giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Vật lí lớp 10

Giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Vật lí lớp 10

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1: Hình bên dưới là các nhà vật lí tiêu biểu cho mỗi giai đoạn phát triển khoa học và công nghệ của nhân loại. Em biết gì về các nhà khoa học này?

Giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Vật lí lớp 10

 

Câu 2: Hãy kể tên các lĩnh vực vật lí mà em đã được học ở cấp Trung học cơ sở.

Câu 3: Em thích nhất lĩnh vực nào của vật lí? Tại sao?

Câu 4: Vật lí phát triển qua mấy giai đoạn chính? Đó là những giai đoạn nào?

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3A

Câu 1: Cơ chế của các phản ứng hóa học được giải thích dựa trên kiến thức thuộc lĩnh vực nào của vật lí?

Câu 2: Kiến thức về từ trường Trái đất được dùng để giải thích đặc điểm nào của loài chim di trú?

Câu 3: Sự tương tác giữa các thiên thể được giải thích dựa vào định luật vật lí nào của Newton?

Câu 4: Hãy nêu thêm ví dụ về việc dùng kiến thức vật lí để giải thích hiện tượng tự nhiên mà các em đã học.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3B

Câu 1: Nếu không có các thành tựu nghiên cứu của vật lý thì không có công nghệ. Lịch sử loài người đã trải qua mấy cuộc cách mạng công nghiệp? Đó là những cuộc cách mạng nào?

Câu 2: Hãy nêu tên một số thiết bị có ứng dụng các kiến thức về nhiệt?

Câu 3: Theo em, việc sử dụng máy hơi nước nói riêng và động cơ nhiệt nói chung có những hạn chế nào?

Câu 4: Theo em sử dụng động cơ điện có những ưu điểm vượt trội nào so với sử dụng máy hơi nước?

Câu 5: Hãy kể tên một số nhà máy tự động hóa quá trình sản xuất ở nước ta?

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4A

Đọc mục IV.1 Phương pháp thực nghiệm và sơ đồ của phương pháp thực nghiệm hình 1.8. Hãy điền những bước làm của Galile vào sơ đồ

Giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Vật lí lớp 10

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4B

Đọc mục IV.2 Phương pháp mô hình và sơ đồ của phương pháp mô hình hình 1.10.

Câu 1: Hãy kể tên một số mô hình vật chất mà em thấy trong phòng thí nghiệm.

Câu 2: Hãy nêu tên một số mô hình lí thuyết mà em đã học.

Câu 3: Các mô hình toán học vẽ ở hình 1.9 dùng để mô tả loại chuyển động nào?

Giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Vật lí lớp 10

Câu 4: Vẽ lại sơ đồ của phương pháp mô hình.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

Câu 1: Hãy tìm tên các nhà khoa học trên ô chữ và điền vào các thời kì Vật lí tương ứng:

a. Tiền Vật lí:..............................................................................................

b. Vật lí cổ điển:..........................................................................................

c. Vật lí hiện đại:.........................................................................................

 

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

a

A

F

K

Q

Y

E

G

K

R

Z

b

B

A

L

R

W

F

H

L

S

W

c

C

R

R

S

A

N

I

M

T

A

d

G

A

L

I

L

E

I

N

U

B

e

D

D

M

T

S

W

J

O

V

C

f

E

A

N

U

B

T

J

P

X

D

g

F

Y

O

V

C

O

O

Q

Y

E

h

G

I

P

X

D

N

U

T

Z

F

i

P

L

A

N

C

K

L

Z

L

G

j

H

E

I

N

S

T

E

I

N

E

Câu 2: Hãy nối những phát minh tương ứng ở cột A với các cuộc cách mạng tương ứng ở cột B

Giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Vật lí lớp 10

Câu 3: Sắp xếp lại đúng các bước của phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.

Giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Vật lí lớp 10

2. Học sinh

- Ôn lại những vấn đề đã được học về Vật lí ở cấp THCS.

- SGK, vở ghi bài, giấy nháp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Mở đầu: Tạo tình huống học tập

a. Mục tiêu:

- Kích thích sự tò mò, hứng thú tìm hiểu môn Vật lí

- Biết cách sử dụng sách giáo khoa trong quá trình tự học, tự tìm hiểu tài liệu.

- Nắm được 7 đơn vị tương ứng với 7 đại lượng vật lí trong hệ SI.

b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên và hoàn thành nhiệm vụ theo nhóm mà giáo viên đã giao

c. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm thông qua phiếu học tập và ghi chép của học sinh.

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: 1 – e; 2 – a; 3 – f; 4 – c; 5 – b; 6 – h; 7 – g; 8 – d.

Câu 2: 1 – c; 2 – f; 3 – e; 4 – d; 5 – b; 6 – a; 7 – g.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước thực hiện

Nội dung các bước

Bước 1

- Giáo viên nêu vấn đề: Khoa học công nghệ ngày nay có sự phát triển vượt bậc, đó là nhờ sự góp mặt không nhỏ của bộ môn khoa học Vật lí. Trước khi tìm hiểu từng nội dung cụ thể của môn học, ta sẽ tìm hiểu về cách sử dụng sách và đơn vị đo lường hệ SI nhé!

- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: Hãy đọc sách giáo khoa trang 2 và trang 5 hoàn thành phiếu học tập số 1. (Có thể cho các nhóm thi đua xem nhóm nào nhanh hơn)

Bước 2

Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm

Bước 3

Báo cáo kết quả và thảo luận

- Các nhóm đưa kết quả lên bảng.

- Học sinh các nhóm xem kết quả của các nhóm khác, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của các nhóm khác

Bước 4

Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu của vật lí, mục tiêu của môn vật lí và quá trình phát triển của vật lí

a. Mục tiêu:

- Nêu được đối tượng nghiên cứu của Vật lí học và mục tiêu của môn Vật lí.

- Nắm được các giai đoạn phát triển của Vật lí

b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên

c. Sản phẩm:

A. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA VẬT LÍ VÀ MỤC TIÊU CỦA MÔN VẬT LÍ

1. Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu tập trung vào các dạng vận động của vật chất (chất, trường), năng lượng

- Các lĩnh vực nghiên cứu: Điện học, Điện từ học, Quang học, Âm học, Nhiệt học, Nhiệt động lực học, Vật lí nguyên tử và hạt nhân, Vật lí lượng tử, Thuyết tương đối.

2. Mục tiêu của môn Vật lí:

Giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực vật lí với các biểu hiện chính:

+ Có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản về vật lí.

+ Vận dụng được kiến thức kỹ năng đã học để khám phá, giải quyết các vấn đề có liên quan trong học tập cũng như trong đời sống.

+ Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp.

B. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VẬT LÍ

- Giai đoạn 1: Các nhà triết học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa trên quan sát và suy luận chủ quan: từ năm 350 trước Công nguyên đến thế kỉ XVI (tiền Vật lí)

- Giai đoạn 2: Các nhà vật lý dùng phương pháp thực nghiệm để tìm hiểu thế giới tự nhiên: từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX (Vật lí cổ điển)

- Giai đoạn 3: Các nhà vật lý tập trung vào các mô hình lý thuyết tìm hiểu thế giới vi mô và sử dụng thí nghiệm để kiểm chứng: Từ cuối thế kỉ XIX đến nay (Vật lí hiện đại)

d. Tổ chức thực hiện:

Bước thực hiện

Nội dung các bước

Bước 1

- Giáo viên nêu vấn đề: Vật lí được ra đời và phát triển như thế nào? Các phương pháp nghiên cứu vật lí có vai trò quan trọng như thế nào trong việc phát triển năng lực của học sinh? Ta sẽ tìm hiểu điều này qua chương đầu tiên

Chương I: Mở đầu

Bài 1: Làm quen với vật lí.

- Giáo viên về đối tượng nghiên cứu Vật lí cho học sinh, giới thiệu hình ảnh 3 nhà bác học tiêu biểu và chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh đọc mục I, II và hoàn thành phiếu học tập số 2.

Bước 2

Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm

Bước 3

Báo cáo kết quả và thảo luận

- Đại diện 1 nhóm trình bày.

Câu 1:

* Galileo Galilei (1564-1642) sinh ra ở thành Pisa, là một nhà thiên văn học, toán học, vật lý học và triết học người Italia. Ông là người có những đóng góp rất lớn trong thiên văn học và vật lí học. Ông có những câu nói rất nổi tiếng như: “Tôi cho rằng trên thế giới này không gì đau khổ hơn là không có tri thức”, “Chân lý luôn hàm chứa một sức mạnh, anh càng muốn công kích nó thì nó lại càng vững chắc, và cũng là anh đã chứng minh cho nó”, “Dù sao Trái đất vẫn quay”.

* Isaac Newton (1642 – 1726) là một nhà toán học, nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà thần học người Anh, người được công nhận rộng rãi là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất và nhà khoa học ảnh hưởng nhất mọi thời đại với những phát minh để đời

- Đặc biệt phải kể đến kính thiên văn phản xạ. Thông qua phân tích quang phổ của ánh sáng Isaac Newton là người đầu tiên giúp chúng ta hiểu và xác định được, cầu vồng trên bầu trời có 7 màu sắc khác nhau.

- Ông cũng là người đầu tiên đặt ra Định luật chuyển động đặt nền tảng cho cơ học cổ điển. 

- Định luật vạn vật hấp dẫn và phép tính vi phân, tích phân cũng ghi công của Newton.

* Albert Einstein (1879 - 1955) là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại, tới mức tên của ông gần như đồng nghĩa với cụm từ "thiên tài". Với 7 phát minh làm thay đổi thế giới

Giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Vật lí lớp 10

Giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Vật lí lớp 10

Câu 2: Các lĩnh vực vật lí mà em đã được học ở cấp Trung học cơ sở: Cơ học, Điện học, Điện từ học, Quang học, Âm học, Nhiệt học.

Câu 3: Em thích nhất lĩnh vực … vì …

Câu 4: Vật lí phát triển qua 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Các nhà triết học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa trên quan sát và suy luận chủ quan: từ năm 350 trước Công nguyên đến thế kỉ XVI (tiền Vật lí)

Giai đoạn 2: Các nhà vật lý dùng phương pháp thực nghiệm để tìm hiểu thế giới tự nhiên: từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX (Vật lí cổ điển)

Giai đoạn 3: Các nhà vật lý tập trung vào các mô hình lý thuyết tìm hiểu thế giới vi mô và sử dụng thí nghiệm để kiểm chứng: Từ cuối thế kỉ XIX đến nay (Vật lí hiện đại)

- Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện.

Bước 4

- Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Giáo viên bổ sung thêm các lĩnh vực nghiên cứu của vật lí: Nhiệt động lực học, Vật lí nguyên tử và hạt nhân, Vật lí lượng tử, Thuyết tương đối.

- Lưu ý những mục tiêu mà học sinh đạt được sau khi học môn Vật lí:

+ Có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản về vật lí.

+ Vận dụng được kiến thức kỹ năng đã học để khám phá, giải quyết các vấn đề có liên quan trong học tập cũng như trong đời sống.

+ Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về vai trò của vật lí đối với khoa học, kĩ thuật và công nghệ

a. Mục tiêu:

- Nêu và phân tích được một số ảnh hưởng của vật lí đối với cuộc sống, đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật.

- Nêu được ví dụ chứng tỏ kiến thức, kĩ năng vật lí được sử dụng trong một số lĩnh vực khác nhau

b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên

c. Sản phẩm:

C. VAI TRÒ CỦA VẬT LÍ ĐỐI VỚI KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Vật lí là cơ sở của khoa học tự nhiên và công nghệ.

Lịch sử loài người đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp dựa trên những kết quả nghiên cứu của Vật lí:

1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (thế kỉ XVIII): thay thế sức lực cơ bắp bằng sức lực máy móc.

2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (thế kỉ XIX): là sự xuất hiện các thiết bị dùng điện trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống con người.

3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (những năm 70 của thế kỉ XX): là tự động hóa các quá trình sản xuất

4. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (đầu thế kỉ XXI): là sử dụng trí tuệ nhân tạo, robot, internet toàn cầu, công nghệ vật liệu siêu nhỏ (nano); là sự xuất hiện các thiết bị thông minh.

Tuy nhiên, việc ứng dụng các thành tựu của vật lý vào công nghệ không chỉ mang lại lợi ích cho nhân loại mà còn có thể làm ô nhiễm môi trường sống, hủy hoại hệ sinh thái,… nếu không được sử dụng đúng phương pháp, đúng mục đích.

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật lí lớp 10 mới nhất, hay khác: