Em hãy cùng các bạn thiết kế một sản phẩm tuyên truyền kĩ năng ứng phó


Giáo dục công dân lớp 6 Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Vận dụng 1 trang 34 Giáo dục công dân lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Em hãy cùng các bạn thiết kế một sản phẩm tuyên truyền kĩ năng ứng phó với một tình huống nguy hiểm.

Lời giải:

- Em hãy cùng các bạn thiết kế một sản phẩm tuyên truyền kĩ năng ứng phó với bị đuối nước:

Chúng ta đều biết, tình trạng đuối nước ở trẻ em nước ta hiện nay đến mức báo động. Việt Nam hiện đang là quốc gia có tỷ lệ số người chết do đuối nước cao nhất khu vực Đông Nam Á và cao thứ hai trên thế giới. Trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 3.500 trẻ bị chết đuối, trong đó hơn 50% là trẻ em và trẻ vị thành niên (khoảng 9 trẻ tử vong do đuối nước mỗi ngày).

Khi vào hè thời tiết nóng nắng, các bạn tự ra ao, sông, hồ,...tắm không có người lớn, dẫn đến những vụ tai nạn hết sức thương tâm, đem đến nỗi đau cho gia đình và người thân. Tai nạn đuối nước do nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau như:

Nguyên nhân chủ quan:

+ Nhận thức của các bậc phụ huynh, nhà trường, xã hội về các nguy cơ đuối nước của trẻ em chưa được đầy đủ và đúng mức.

+ Bản thân chúng ta cũng không có nhận thức đầy đủ về các nguy cơ đuối nước đang rình rập xung quanh mình.

- Nguyên nhân khách quan

+ Từ đặc điểm địa hình: Nước ta thống kênh mương, ao hồ tại các vùng nông thôn và thác nước tại các vùng đồi núi cũng được phân bố dày đặc và chằng chịt… …vào mùa mưa, lũ, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và an toàn tính mạng của người dân địa phương

+ Từ điều kiện xã hội: công tác truyền thông,giáo dục của các cấp chính quyền địa phương về phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em chưa được quan tâm đúng mức; đa số các huyện có ít điểm tập bơi, bãi bơi, hồ bơi; người dân tham gia giao thông trên các phương tiện trên mặt nước như ghe, thuyền không được trang bị những phương tiện bảo hộ (áo phao, phao cứu hộ) hoặc các phương tiện không đảm bảo an toàn.

* Cụ thể một số tình huống dẫn đến đuối nước như:

- Do không biết bơi

- Do đi chơi, đi bắt cá, câu cá ở khu vực sông hồ ao biển...không có người lớn trông coi giám sát

- Do bị chuột rút khi bơi

- Do không tuân thủ nguyên tắc an toàn khi bơi

- Do bị dòng nước xoáy cuốn hoặc nước chảy xiết

- Do bị dòng chảy xa bờ cuốn trôi khi tắm biển

- Do đi tàu, xuồng, thuyền, đò không mặc áo phao

- Do cứu bạn có nguy cơ đuối nước hoặc bản thân bị đuối nước mà mình không biết bơi hoặc không biết cách cứu đuối

- Do bị bạn bè kích động, làm những việc nguy hiểm như nhảy cắm đầu xuống nước, bơi và vùng nước chảy xiết...

- Do sự bất cẩn của người lớn, không cảnh báo nguy hiểm cho mọi người biết khu vực thiếu an toàn hoặc không che chắn , bảo vệ các khu vực có hố sâu nguy hiểm

* Những điều chúng ta cần ghi nhớ để phòng tránh tai nạn đuối nước như:

- Tuyên truyền cho các bạn và mọi người xung quanh biết về phòng tránh đuối nước, ý thức cao về đuối nước, tham gia học bơi nếu có điều kiện

- Không tự ý đi tắm ở các  sông, hồ, ao, suối...khi không biết bơi hoặc không có người lớn đi kèm

- Không được tắm ở những nơi có biển báo nguy hiểm, nơi ít có người qua lại

- Tuyệt đối không được nhảy xuống nước cứu bạn khi bạn đang bị đuối nước (trừ trường hợp mình biết  bơi thuần thục và biết cách cứu đuối an toàn) nhanh chóng kêu gọi người lớn đến ứng cứu

- Tránh xa các công trình xây dựng có nhiều hầm , hố sâu nguy hiểm

 * Một số kĩ năng cứu đuối:

- Khi bản thân bị đuối nước cần:

+ Bình tĩnh, hít thật nhiều hơi vào phổi, cố gắng nín thở càng lâu càng tốt, thả lỏng người để nước đẩy sát lên mặt nước;

+ Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người trôi đi dễ dàng bởi vì trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn;

+ Khi chuyển động lên xuống, há miệng to hít vào nhanh và sâu khi ở trên mặt nước, ngậm miệng thở ra từ từ bằng mũi hoặc bằng miệng khi ở dưới mặt nước.

- Trường hợp người cứu không biết bơi hoặc bơi không giỏi

+ Kêu gọi những người xung quanh tới trợ giúp

+Tận dụng các vật dụng: áo, phao, gậy, sào, cuộn dây, dây nịt… để xử lý cứu đuối

+ Nếu có nhiều người, ta giăng một hàng người nắm tay để kéo nạn nhân vào bờ.

+ Nếu có thuyền, chèo đến chỗ nạn nhân, ghé mạn thuyền hoặc đưa tay, mái chèo ra cho nạn nhân nắm lấy

- Một số phương pháp thoát hiểm 

 + Khi bị nạn nhân nắm cổ tay

Xoay cho một cạnh của cổ tay về phía tiếp xúc giữa ngón cái và bốn ngón còn lại của nạn nhân. Sau đó giật mạnh, cổ tay ta sẽ tuột ra khỏi bàn tay nắm của nạn nhân.

+ Khi bị nạn nhân bấu chặt lấy cổ

Hít một hơi thật dài và lặn xuống sâu thêm cho họ buông ra. Nếu nạn nhân không chịu buông, ta chắp hai tay lại như tư thế cầu nguyện, rồi hất bung lên cao.

+ Khi bị nạn nhân ôm chặt từ phía sau

Lần tìm đến ngón út của nạn nhân và bẻ ngược mạnh về phía sau, nạn nhân sẽ buông ra ngay tức khắc.

+ Khi đã cứu được nạn nhân lên bờ tiến hành cấp cứu tại chỗ.

            Ngay sau khi đưa được nạn nhân vào bờ, cần tiến hành cấp cứu tại chỗ. Đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Nếu bệnh nhân tím tái, không thể tự thở, tim ngừng đập (sờ mạch không có) và không có bất cứ phản xạ nào thì phải ấn tim ngoài lồng ngực. Dùng hai tay chồng lên nhau đặt ngay vào vị trí một nửa dưới xương ức và ấn tim với tần số ép khoảng 100 lần/1 phút, đồng thời phải khai thông đường thở bằng cách dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi miệng nạn nhân và hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo với phương pháp miệng thổi miệng cho nạn nhân, hà hơi thổi ngạt hô hấp nhân tạo cho nạn nhân… kiên trì thực hiện và đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

Xem thêm các bài giải Giáo dục công dân lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay khác: