Em hãy đọc các hội thông tin để trả lời câu hỏi trong các trường hợp sau: a) Em hãy chỉ ra
Giải GDCD lớp 7 Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Câu hỏi trang 44, 45, 46 GDCD lớp 7 trong Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường, lời giải hay nhất sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập GDCD 7.
Câu hỏi trang 44, 45, 46 GDCD lớp 7: Em hãy đọc các hội thông tin để trả lời câu hỏi trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1
S thường xuyên bị một nhóm bạn trong lớp đe dọa và lấy đồ. Bức xúc với hành vi của các bạn liên S đã chia sẻ với cô giáo chủ nhiệm và nhờ cô can thiệp. Sau khi được cô giáo phân tích, nhóm bạn của S đã nhận thấy hành vi của mình là vi phạm pháp luật.
Trường hợp 2
H có mâu thuẫn với M là bạn cùng lớp và H dự định rủ mấy người bạn thân đến doạ đảnh M. Biết chuyện này, bố mẹ H đã khuyên con từ bỏ ý định đó và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để cùng giải quyết mâu thuẫn giữa hai bên.
a) Em hãy chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực học đường trong trường hợp trên. Hành vi vi phạm đó sẽ bị xử lí như thế nào?
b) Những biện pháp phòng ngừa, can thiệp nào được thể hiện trong hai
trường hợp trên?
c) Hãy nêu quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường qua các thông tin trên.
Trả lời:
a)
- Trường hợp 1:
+ Hành vi vi phạm: Nhóm bạn trong lớp đe dọa và lấy đồ của S.
+ Biện pháp xử lí: Cô giáo gặp gỡ, phân tích về hành vi vi phạm.
- Trường hợp 2:
+ Hành vi vi phạm: H dự định rủ mấy người bạn thân đến doạ đảnh M.
+ Biện pháp xử lí: Gia đình và giáo viên chủ nhiệm cùng giải quyết mâu thuẫn giữa hai bên.
b) Những biện pháp phòng ngừa, can thiệp nào được thể hiện trong hai
trường hợp trên là:
- Trường hợp 1: Cô giáo gặp gỡ, phân tích về hành vi vi phạm.
- Trường hợp 2: Gia đình và giáo viên chủ nhiệm cùng giải quyết mâu thuẫn giữa hai bên.
c) Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường:
- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ
quản lí, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường, về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường, ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành
vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân.
- Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường
+ Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây
bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường,
+ Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực
và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.
- Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường:
Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lí, trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thể thông báo kịp thời với cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lí theo quy định của pháp luật.