Em hãy nêu nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng và ảnh hưởng của tâm lí đó
Giải GDCD lớp 7 Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Câu hỏi trang 34 GDCD 7 trong Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng, lời giải hay nhất sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập GDCD 7.
Câu hỏi trang 34 GDCD 7: Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi
a) Em hãy nêu nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng và ảnh hưởng của tâm lí đó đến các bạn trong các trường hợp trên.
b) Theo em, còn có những nguyên nhân nào khác thường gây ra tâm lí căng thẳng cho học sinh? Những nguyên nhân đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống và việc học tập của học sinh?
Trả lời:
Yêu cầu a)
Trường hợp 1:
- Nguyên nhân khiến T bị căng thẳng là:
+ T mệt mỏi vì vừa phải học tập ở trường và trung tâm, không có thời gian thư giãn.
+ Khi kì thi đến, lượng kiến thức ôn tập nhiều khiến T càng thêm lo lắng.
- Hậu quả: T bị đau đầu, chán ăn, mất ngủ và kết quả học tập giảm sút.
Tình huống 2:
- Nguyên nhân khiến A bị căng thẳng là: A nhận những tin nhắn kiếm nhã và thiếu văn hóa từ người lạ.
- Hậu quả: hoang mang, lo sợ, mất tập trong học tập, mất ngủ, giật mình, mơ thấy ác mộng, sợ hãi khi đến trường.
Tình huống 3:
- Nguyên nhân khiến N bị căng thẳng là: N bị dọa đánh vì không có bạn chép bài.
- Hậu quả: N sợ hãi, không dám đến trường.
Tình huống 4:
- Nguyên nhân khiến M bị căng thẳng là:Mphải học nhiều nơi học ở trường, học ngoại khóa, học ở nhà; sự thay đổi về thể chất và tâm lí tuổi dậy thì; sự kì vọng của bố mẹ.
- Hậu quả: M cảm thấy áp lực, thu mình, không tiếp xúc với ai, cáu gắt với bố mẹ và em nhỏ.
Yêu cầu b)
- Những nguyên nhân nào khác thường gây ra tâm lí căng thẳng cho học sinh:
+ Tranh cãi, xích mích với bạn bè.
+ Lo lắng, căng thẳng khi đến kì thi.
+ Mắc lỗi, làm điều sai với người khác.
- Hậu quả của việc bị căng thẳng:
+ Mất tập trung, kết quả học tập bị giảm sút.
+ Tinh thần mệt mỏi, áp lực.