Nêu ví dụ thể hiện sự khách quan thiếu khách quan trong cuộc sống công việc
Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu
GDCD 9 Bài 4: Khách quan và công bằng - Chân trời sáng tạo
Khám phá trang 22 GDCD 9: Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu
Thông tin. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà báo trong mọi trường hợp khen cũng như chê đều với động cơ trong sáng, khách quan, không thể viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỉ. Người nói: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn” và “chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết”; “Viết giản dị thôi và phải đúng sự thật. Không được bịa ra"; “Không nên chỉ viết cái tốt và giấu đi cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt thì phải có chừng mực, chớ phóng đại, ... Phê bình thì phải phê bình một cách thật thà, chân thành, đúng đắn". Có thể thấy, thái độ khách quan không chỉ quan trọng đối với người làm báo mà còn với tất cả mọi người trong xã hội. Khi giữ được thái độ khách quan, chúng ta sẽ nhìn nhận sự vật, hiện tượng đúng với bản chất vốn có của nó để xây dựng nên những mối quan hệ đoàn kết, tích cực và tốt đẹp (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, tập 7, 2005, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, trang 206 và trang 118) |
Nêu ví dụ thể hiện sự khách quan, thiếu khách quan trong cuộc sống, công việc và kết quả của mỗi hành động, việc làm đó.
Trả lời:
- Ví dụ về sự khách quan: Ông B thường dùng rất nhiều cách thức khi tuyển dụng nhân sự cho công ty (đánh giá qua hồ sơ, qua thi tuyến, phỏng vấn trực tiếp ...) nhằm tuyển được đúng người phù hợp với công việc. => Kết quả: ông B tuyển dụng được những nhân viên có năng lực phù hợp với yêu cầu công việc.
- Ví dụ về sự thiếu khách quan: Một nhóm sinh viên đại học về trường của K để khảo sát hứng thú học tập của học sinh. Bạn K nhận 2 phiếu và viết luôn cho G. Thấy vậy, bạn B hỏi “hứng thú học tập của G có giống cậu đâu mà cậu viết giúp G vậy?”. K cười đáp: “chúng mình đều là học sinh, học chung lớp, chung trường, nên sẽ có hứng thú học tập giống nhau”. => Kết quả: Hành vi của K khiến cho kết quả khảo sát của nhóm sinh viên đại học bị sai lệch, không sát với thực tế.
Lời giải GDCD 9 Bài 4: Khách quan và công bằng hay khác:
Mở đầu trang 21 Bài 4 GDCD 9: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và thực hiện yêu cầu ....
Khám phá trang 22 GDCD 9: Em hãy cho biết tác hại của những hành vi, việc làm thiếu khách quan ....
Khám phá trang 23 GDCD 9: Theo em, công bằng được biểu hiện như thế nào trong cuộc sống? ....
Khám phá trang 23 GDCD 9: Ý nghĩa của công bằng là gì? Thiếu công bằng có tác hại như thế nào? ....